24/05/2017, 12:25

Thuyết minh về di tích lịch sử

Đề: Hãy giới thiệu một di tích lịch sử ở quê em. ''Trải qua biết bao biện cố thăng trầm, chùa Tam Huyền đã chịu sự tàn phá của thiên nhiên và nhất là của con người...'' Bài làm CHÙA TAM HUYỀN (Giới thiệu một di tích lịch sử) Chùa Tam Huyền thuộc quần thể di tích Chùa ...

Đề: Hãy giới thiệu một di tích lịch sử ở quê em. ''Trải qua biết bao biện cố thăng trầm, chùa Tam Huyền đã chịu sự tàn phá của thiên nhiên và nhất là của con người...''

Bài làm

CHÙA TAM HUYỀN (Giới thiệu một di tích lịch sử)

Chùa Tam Huyền thuộc quần thể di tích Chùa Láng (thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh), một quần thể ghi đậm dấu ấn Phật giáo triều Lý (1010 - 1225) dưới thời đại Vạn Hạnh - thời kỳ hưng thịnh của lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Chùa Tam Huyền có tên chữ là Sùng Phúc Tự, năm bên bờ phai dộng sông Tô Lịch ở địa phận thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục cựu (tục gọi là Mọc cựu trong cụm 8 làng Mọc của vùng Mọc lừng danh xa xưa), tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay thuộc thôn Minh Khai, xã Khương Đình, huyện Thanh Trì, ngoại thành I là Nội, giáp với khu công nghiệp Thượng Đình (quận Đống Đa, thành phố Hà Nội).

Chùa Tam Huyền có lăng Thánh Phụ Từ Vinh, thân phụ của Thiền sư Từ Đạo Hạnh là vị Thiền sư nổi tiếng thời Lý Nhân Tông (1072 - 1127), thuộc thê hệ thứ 12 dòng Thiền Tì Ni Đa Lưu chi tại Việt Nam. Thánh Phụ Từ Vinh giữ chức Tăng quan đô sát có điều xích mích với Diên Thành Hầu, bị Diên Thành Hầu nhờ sư Đại Điên (hiện nay thờ tại chùa Duệ Tú - Ao dài, xóm Duệ, thôn Tiền, xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội) dùng pháp thuật đánh chết, ném xác xuống sông Tô Lịch. Tương truyền xác gồm 3 khúc: khúc đầu trôi dạt vào địa phận xã Nhân Mục cựu (Mọc cựu), được vớt lên chôn cạnh Sùng Phúc Tự, gọi là Lăng Thánh Phụ. Hai chân trôi dạt vào thôn Kim Giang (tục gọi là Lư cầu) thuộc xã Kim Lũ (Kẻ Lũ) là xã bên dưới cùng tổng, cùng huyện với Mọc cựu. Còn thân mình thì trôi dạt mãi tới địa phận thôn Pháp Vân (tục gọi là Kẻ Vân nồi tiếng về cua ốc), xã Hoằng Liệt, huyện Thanh Trì, nên trong dân gian hiện vẫn lưu truyền câu ca dao: "Mọc cựu thờ đầu; Lư cầu thờ chân, Pháp Vân thờ khúc giữa", ý nói về ba làng dọc bờ sông Tô Lịch thờ đức

Thánh Phụ Từ Vinh.

Năm Bính Ngọ (1726), niên hiệu Bảo Thái thứ 7 đời Lê Dụ Tông (1705 - 1729), Lân Giác thượng sĩ Trịnh Hợp (1690 - 1733), em ruột của Ạn Đô Vương Trịnh Cương (1696 - 1729), sư Tổ dòng Thiền Lâm Tế Đàng Ngoài (Tế Trúc song hành), dựng chùa Liên Tông trên khu đất dinh thự của mình mà lập Tộ đình của dòng Thiền. Ngài là .bổn sư của hai vị đệ tử Trí Cự và Trạm Công. Sư Trí Cự được truyền kế đăng tại chùa Liên Tông với pháp hiệu Tích Dược tổ sư. Còn sư Trạm Công về trụ trì tại chùa Sùng Phúc với pháp hiệu Tính Tuyền. Hai vị^đều thuộc thế hệ thứ hai của dòng Thiền Lâm Tế Đàng Ngoài.

Sư Trạm Công Tính Tuyền đã xây dựng tam quan chùa Sùng Phúc nhìn xuống dòng sông Tô Lịch lững lờ trôi trước cửa chùa, cổng giữa mang dòng chữ Tam Huyền môn và từ đó ngôi chùa Sùng Phúc được gọilà chùa Tam Huyền.

Năm Bính Thìn (1736), niên hiệu Vĩnh Hựu thứ hai đời Lê Ý Tông (1735 - 1740), sư Trạm Công Tính Tuyền vâng sắc chỉ nhà vua sang Trung Quốc thỉnh kinh. Nhà sư đã đến núi Đỉnh Hồ, bái yết Hòa thượng Kim Quang, thỉnh được nhiều pho tượng Kinh Phật. Trước khi lên đường về nước, sư Trạm Công Tính Tuyền rất mực thông tuệ và có tài ứng đối, vua Càn Long đã sắc phong sư Trạm Công Tính Tuyền là Lưỡng quốc Hòa thượng. Nhìn lại lịch sử Phật giáo Việt Nam, có thể nói rằng đây là nhà sư đầu tiên của nước ta mang danh hiệu cao quý này.

Trải qua biết bao biện cố thăng trầm, chùa Tam Huyền đã chịu sự tàn phá của thiên nhiên và nhất là của con người. Tam quan chùa mang dòng chữ Tam Huyền môn chỉ còn lại một mảng. Ngôi chùa - kế cả lăng Thánh Phụ - đã bị chiếm dụng xây cất nhà ở, làm mất vẻ trang nghiêm cổ kính của một cố tự, một di tích có bề dày lịch sử văn hóa. Mãi đến năm 1990, chùa Tam Huyền mới dần dần được phục hồi tu tạo, những ngôi nhà lấn chiếm không còn nữa, cảnh quan ngày một khởi sắc, nhờ sự quan tâm và lòng nhiệt tình của nhân dân và chính quyền địa phương, nhưng sức dân có hạn, cảnh chùa chưa được như xưa. Tuy nhiên, dân bản địa và khách thập phương vẫn trân trọng tên gọi chùaa Tam Huyền xa xưa và hăng tâm niệm sớm muộn sỏ dựng lại tam quan chùa với dòng chữ Tam Huyền _môn của sư Tổ Trạm Công Tính Tuyền, Lưỡng quốc Hòa thượng.

Nguồn:
0