Bài văn suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" số 5 - 10 Bài văn suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng
Trên cuộc đời này, tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất mà mỗi một người đều có. Là con cái, ai cũng yêu thương mẹ của mình và khát khao tình yêu thương từ mẹ cho dù là ở trong hoàn cảnh nào. Đó là lí Nguyên Hồng vẫn luôn yêu thương mẹ của mình dù ông từng bị bỏ rơi ...
Trên cuộc đời này, tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất mà mỗi một người đều có. Là con cái, ai cũng yêu thương mẹ của mình và khát khao tình yêu thương từ mẹ cho dù là ở trong hoàn cảnh nào. Đó là lí Nguyên Hồng vẫn luôn yêu thương mẹ của mình dù ông từng bị bỏ rơi và ngày ngày nghe những lời không hay về mẹ để khi gặp lại mẹ, người đọc không khỏi cảm động trước tình cảm hai mẹ con.
Bé Hồng là một đứa trẻ đặc biệt, cha mất sớm, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực, phải sống trong cảnh bị họ hàng ghét bỏ. Nhưng có lẽ những nỗi thiếu thốn về vật chất không thể so sánh được với tổn thương tinh thần mà Hồng phải chịu đựng. Bé Hồng bị họ hàn hắt hủi, có lẽ làm em buồn nhưng thiếu đi tình thương yêu che chơ của mẹ có lẽ khiến cho em đau và thậm chí là xót xa tột cùng khi em phải nghe những lời không hay về mẹ. Trong thâm tâm của đứa con nhỏ, mẹ lúc nào cũng hiền từ, độ lượng, tốt đẹp và có lẽ tình mẫu tử trong em không cho phép em nghĩ xấu về mẹ của mình: “đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến....”. Chính vì vậy mà em không những không ghét bỏ mẹ mình vì những lời mà bà cô nói mà còn khéo léo, khôn ngoan ra sức để ngầm bảo vệ mẹ khỏi những lời công kích ác ý của bà cô.
Bé Hồng thương mẹ, khát khao tình mẹ, hình ảnh mẹ giống như lúc nào cũng thường trực trong tâm trí cậu tuy rằng đã lâu cậu không được gặp mẹ. Vì vậy, khi thoáng thấy bóng người giống mẹ, cậu đã không kìm được lòng mà chạy và gọi theo tuy trong lòng vẫn sợ đó không phải là mẹ và bản thân sẽ bị cười nhạo vì sự lầm lẫn này. Và tình cảnh lúc hai mẹ con gặp nhau thật khiến cho người đọc phải xa xót khôn nguôi. Cái hình ảnh mà mẹ Hồng đối với cậu “lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe” làm dậy lên cái tình mẫu tử từ tận sâu đáy lòng vẫn thường trực của cả hai mẹ con. Mà người mẹ ấy cũng chính vài gặp được con mà trở nên hồn hào hơn bao giờ hết.
Bé Hồng “ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Có lẽ đây là hơ ấm mà bé Hồng đã khát khao từ rất lâu, là hơ mẹ mà bé Hồng tưởng chừng mất đi nay tìm lại được trong niềm vui sướng vô tận. Được mẹ ôm, được mẹ yêu thương rõ ràng là chuyện hết sức bình thường đối với bao đứa trẻ đồng trang lứa mà đối với bé Hồng, nó thiêng liêng, xa vời đến thế. Vì vậy khi đạt được ước nguyện, cậu thấy mình “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”
Khi ở bên mẹ, hạnh phúc trong vòng tay ôm của mẹ, bé Hồng chỉ còn vẳng xa bên tai những lời bóng gió của bà cô và nó nhanh chóng chìm đi trong niềm hạnh phúc. Không thứ gì trên đời này có thể tách rời được mẹ con, không một hủ tục hay lời bịa đặt ác ý nào có thể phá vỡ tình mẫu tử và không lỗi lầm nào có thể khiến cho hai mẹ con xa nhau!
Đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã để lại ấn tượng cảm động về tình mẫu tử của hai mẹ con bé Hồng. Tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý, có thể vượt qua mọi sóng gió để mãi mãi vững bền.