31/03/2021, 15:35

Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" số 6 - 6 Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" của Xi-át-tơn hay nhất

hời đại khoa học phát triển, con người chế ngự được thiên nhiên. Nhưng đông thời con người cũng phải gánh chịu những đòn giáng trả khốc liệt từ bà mẹ thiên nhiên. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ gửi Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ cảnh báo con người về hiểm họa của môi trường thiên nhiên ...

hời đại khoa học phát triển, con người chế ngự được thiên nhiên. Nhưng đông thời con người cũng phải gánh chịu những đòn giáng trả khốc liệt từ bà mẹ thiên nhiên. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ gửi Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ cảnh báo con người về hiểm họa của môi trường thiên nhiên nếu như không biết bảo vệ bà mẹ vĩ đại của mình” “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất là xảy ra đổi những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm to đế sống, con người giản đơn một sợi tơ trong cái tổ sổng đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tô sống đỏ, tức làm cho chính mình”.


Vị Tổng thống của nước Mĩ có ý định mua đất đai của người da đỏ để phát triển đô thị. Thủ lĩnh Xi-át-tơn viết lá thư bày tỏ thái độ không đồng thuận và khẳng định ý nghĩa môi trường tự nhiên đối với con người. Môi trường tự nhiên là tất cả những gì thuộc về thiên nhiên đang tồn tại quanh ta: đất, nước, không khí… Thủ lĩnh da đỏ gọi là Mẹ – bà mẹ vĩ đại của con người. Đó là một nhận định đúng đắn và hết sức nhân văn, thể hiện sự kính trọng tuyệt đối là tình yêu thương vô hạn đối với thiên nhiên.


Đất đai có vai trò và ý nghĩa sống còn đối với con người. Đất là “Mẹ” bao dung, ban cho “những đứa con” của đất là chúng ta cái “tổ sống”: nơi để trú ngụ, để trồng trọt, chăn nuôi tạo nên mùa màng hoa trái, cảnh quan thiên nhiên để con người thưởng ngoạn… Không có đất đai, con người không thể tồn tại dược. Mất đất đai là mất đi tất cả, kể cả sự sống. “Những đứa con” của đất chỉ biết dựa vào bà mẹ thiên nhiên của mình để sinh tồn, chưa biết làm đầy “tổ sống” mà Mẹ ban cho. Con người hiện đại chỉ biết khai thác, chưa có ý thức bồi đắp môi trường sống… Bởi thế dự định khai phá đất đai, phát triển đô thị của vị Tổng thống Mĩ, được cho là hành vi xâm phạm Mẹ đất, làm tổn hại đến sự sống của thiên nhiên và con người.


Điều gì con người làm cho đất đai, cho “tổ sống”, tức là làm cho chính mình. Môi trường tự nhiên tuy phong phú, tài nguyên thiên nhiên bao giờ cũng có giới hạn. Nếu con người khai thác đến cạn kiệt, con người sẽ phải trả giá khốc liệt: khai thác gồ bừa bãi dẫn đến lũ lụt, khai thác đất đai dẫn đến nguy cơ động đất, sóng thần; nhà máy và khí thải làm ô nhiễm không khí… Ngược lại nếu con người biết ơn bà mẹ thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường thì sẽ nhận lại bấy nhiêu điều tốt đẹp, mưa thuận gió hòa, đất đai bình yên, mùa màng hoa trái, vạn vật sinh sôi…


Phê phán: Trong thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức chỉ thấy cái lợi trước mắt mà vắt kiệt môi trường tự nhiên: “lâm tặc” khai thác gỗ bừa bãi, “cát tặc” nạo vét lòng sông tùy tiện, lấp sông để xây dựng đô thị… Bài học: Ý định phát triển đô thị của ngài Tổng thống không phải là xấu, nước Mĩ cần phát triển hùng mạnh, vấn đề là vừa khai thác vừa bồi đắp môi trường, để con người và môi trường có mối quan hệ thân thiện hơn. Mỗi người trong chúng ta cùng hành động, chung tay bảo vệ môi trường sống của mình: tiết kiệm điện năng, hưởng ứng Giờ Trái đất…


Văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ khép lại là lời của thủ lĩnh Xi-at-tơn nói với Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-xơ: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất là xảy ra đổi những đứa con của Đất….”. Qua những lời tâm huyết của vị thủ lĩnh da đỏ, chúng ta thấy được ý thức bảo vệ môi trường đã có từ thời xa xưa. Con người, dù ở bất kì nơi nào, dù không cùng màu da và tiếng nói, hãy xem đất là Mẹ, là nơi thiêng liêng nhất mà loài người cùng chung sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0