Bài văn phân tích văn bản "Thông tin về ngày Trái đất năm 2000" số 6 - 9 Bài văn phân tích văn bản "Thông tin về ngày Trái đất năm 2000" hay nhất
Tính thuyết phục của một bài văn nghị luận chính là sự tác động tích cực của bài văn vào suy nghĩ, lòng tin và hành vi của người đọc sau khi đọc văn bản. Bài viết dài khoảng 600 chữ, vậy mà vẫn giới thiệu những thông tin cần thiết về tác hại của việc sử dụng ni-lông làm bao bì. ...
Tính thuyết phục của một bài văn nghị luận chính là sự tác động tích cực của bài văn vào suy nghĩ, lòng tin và hành vi của người đọc sau khi đọc văn bản. Bài viết dài khoảng 600 chữ, vậy mà vẫn giới thiệu những thông tin cần thiết về tác hại của việc sử dụng ni-lông làm bao bì.
A. Những điểm cơ bản của đoạn văn Thông tin về ngày trái đất
Đoạn văn là một bài nghị luận vừa giải thích vừa chứng minh tác hại của việc sử dụng bao bì ni-lông để kêu gọi mọi người hãy cùng nhau hạn chế sử dụng.
+ Nội dung của bài văn có ba ý chính:
- Ngày Trái đất hằng năm và năm đầu tiên Việt Nam tham gia.
- Giải thích và chứng mình sự tác hại nhiều mặt của sự việc dùng bao bì ni-lông
- Kêu gọi mọi người thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni-lông.
+ Tính thuyết phục của một bài văn nghị luận chính là sự tác động tích cực của bài văn vào suy nghĩ, lòng tin và hành vi của người đọc sau khi đọc xong bài văn. Như vậy, học sinh phải nhận xét cả về hình thức và nội dung cửa bài văn có cân đối, mạch lạc, chặt chẽ, súc tích vồ đầy đủ hay không.
Văn bản có nhiều thông tin, sự việc nhưng độ dài chỉ khoảng 600 từ. Giới thiệu, giải thích, chứng minh và kêu gọi thật rõ ràng, dễ hiểu bằng những câu văn ngắn gọn.
- Lập luận bằng quan hệ nhân quả trong cả bài văn, sử dụng quan hệ từ (vì vậy), từ kêu gọi biểu hiện hành vi tích cực (hãy) kết hợp với các động từ chỉ hành vi (thay đổi, không sử dụng,...) tạo nên giọng văn kêu gọi dứt khoát cùng hành động.
B. Phân tích nội dung đoạn văn Thông tin về ngày trái đất năm 2000
I. Sau giấy, bao bì ni-lông có lẽ là vật dụng phổ biến nhất trong đời sống của con người từ thành thị tới nông thôn. Muốn thấy sự thông dụng của bao bì ni-lông như thế nào, chỉ cần quan sát vài phút các gánh hàng rong, những tiệm tạp hóa bán trước cổng trường. Cách nay khoảng nửa thế kỷ, người ta chỉ thấy bao bì ni-lông ở các mặt hàng cao cấp. Bây giờ thì tờ các mặt hàng điện tử cho tới mớ rau, thịt, cá,... người bán kẻ mua đều dùng túi ni-lông làm vật đựng. Tại sao thế? Tại chúng gọn nhẹ, tiện dụng và giá thành lại thấp. Chỉ khi nhận ra sự tác hại của chúng đối với môi trường sống do tính bừa bãi của người sử dụng, các chuyên gia mới lên tiếng báo động. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 mang ý nghĩa quan trọng ấy.
II. Văn bản là một bài văn nghị luận vừa giải thích vừa chứng minh, cũng có thể coi là một văn bản thuyết minh vì sự tác hại của việc sử đụng ni-lông làm bao bì đựng mọi vật dụng.
Phần mở đầu của văn bản giới thiệu danh xưng và nguồn gốc của nó. Danh xưng là Ngày Trái Đất. Nguồn gốc là “do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970”. Mục đích là “bảo vệ môi trường. Có 141 nước trện thế giới tham gia chọn ngày 22 tháng 4 hàng năm làm Ngày Trái Đất. Ngày này “được tổ chức theo những chủ đề liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực”.
Như thế, nội dung thiết thực làm cho Trái Đất trong sạch tùy theo tình trạng vệ sinh của mỗi nước, hoặc một số nước trong khu vực. Thây điều gì cần thiết nhất để phát động toàn dân cùng tham gia thì lấy Ngày Trái Đất làm mốc thời gian phát động phong trào hành động cho năm ấy.
Năm 2000, Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề: “Một ngày không sử dụng bao ni-lông”. Tại sao Việt Nam chọn chủ đề này để khởi động ở lần đầu tiên tham gia mà không chọn một chủ đề khác như “Không phun thuốc trừ sâu vào rau quả trước mùa thu hoạch” chẳng hạn?
Phần hai của văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 nhằm trả lời câu hỏi nêu trên bằng hiện tượng cụ thể và nóng bỏng đe dọa đến môi trường là “mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni-lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi”. Nêu lên thực trạng ấy nhằm khơi dậy ý thức sử dụng bao ni-lông một cách hợp lý cho cả cộng đồng. Để tăng sức thuyết phục cho lời kêu gọi, người viết văn bản đã viện dẫn ý kiến của các nhà khoa học về sự tác hại của túi ni- lông gây ra cho nông nghiệp, môi trường và sức khỏe của mỗi người do “đặc tính không phấn hủy” của nó. Nguyên liệu để chế tạo bao ni-lông là chất nhựa dẻo cùng với các phụ gia khác như ca-đi-mi, một kim loại là sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất kẽm, chì, đồng từ quặng mỏ. Nó là thứ kim loại có chứa độc tố. Chính những nguyên phụ liệu ấy gây tấc động đến môi trường sống của con người.
Vậy đặc tính không phân hủy của tui ni-lông gây ra những tác hại gì? Túi ni-lông có mặt khắp mọi nơi. Người dân ở vùng đồi núi, những đoàn du khách dã ngoại,... đã vứt bỏ chúng bừa bãi khiến một số lượng nằm ở dưới đất làni ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây khiến cây còi cọc, bám vào đất một cách sơ sài. Một lượng túi ni-lông khác che phủ mặt đất làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thảm cỏ mà độ dày của thân, rễ cỏ có thể giữ một lượng nước mưa đáng kể và làm giảm tốc độ nước chảy từ trên cao xuống. Chính những nguyên nhân ấy “dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi” xảy ra ngày càng nhiều vào mùa mưa bão ở các vùng đồi núi ở các tĩnh thuộc miền Bắc, ở Quảng Ngãi, và nhất là ở các tuyến đường đèo. Tất nhiên việc khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy bừa bãi cũng tham gia tích cực vào việc gây thảm họa xói mòn, lở đất này.
Ngược lại với hậu quả làm tăng tốc độ dòng chảy của nước ở vùng đồi núi, bao ni-lông chính là thủ phạm ngăn dòng chảy của nước ở các thành phố, thị trấn. Thành phố là nơi đất chật người đông, buôn bán sầm uất. Để giải quyết vấh đề nước thải sinh hoạt, người ta xây dựng hệ thòng cống rãnh dẫn nước thải ta kênh rạch, sông ngòi, vùng trũng. “Bao bì ni-lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa”. Từ đó phát sinh ra những tác hại dây chuyền khác: Nước ứ động khiến các loại rác khác phân hủy sinh ra mùi sình thối khó thở, là chỗ thuận lợi nhất để muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh - nhất là bệnh sốt xuất huyết không chỉ gây tử vong ở trẻ em, mà bệnh này thì chưa có thuốc chích ngừa và chữa trị. Mỗi mùa mưa đến, các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... thường lên tiếng báo động về dịch bệnh này ngày càng gia tăng.
Người dân vô tình dùng chúng để đựng thực phẩm khiến thực phẩm bị ô nhiễm, vì túi ni-lông màu có chứa chì, ca-đi-mi là các chất “gây tác hại ctío não và là nguyên nhân gây ung thư phổi”.
Nhiều nơi, người dân khai thông công rãnh, vớt bao nì-lông lẫn với rác để khô rồi đốt để không chướng mắt. Họ có thể không biết “các khí độc thải ta đặc biệt là chất đỉ-ô-xin cơ thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh”.
Với lối lập luận bằng quan hệ nhân quả, người viết vãn bản đã giải thích những chất độc hại có ở túi ni-lông, và những hậu quả trước mắt do việc sử đụng bừa bãi íoại bao bì này gây ra. Từ đó, ở phần ba người viết khẩn thiết kêu gọi mọi người cùng biểu hiện hành vi tích cực trong việc sử dụng chúng để tránh ngộ độc và ô nhiễm môi trường. Người viết đã nêu bốn hành vi cụ thể:
Giặt túi ni-lông phơi khô để dùng lại.
Không sử dụng bao bì ni-lông khi không cần thiết.
Sử dụng các túi đựng bằng giấy, lá, nhất là khi dừng để gói thực phẩm.
Nói những hiểu biết của mình về tác hạỉ của việc sử dụng bao bì ni- lông cho mọi người cùng biết để chí sử dụng chúng vào những lúc cần thiết nhất.
Và thúc giục mọi người cùng hành động để “bảo vệ Trái Đất”.
III. Tính thuyết phục của một bài văn nghị luận chính là sự tác động tích cực của bài văn vào suy nghĩ, lòng tin và hành vi của người đọc sau khi đọc văn bản. Bài viết dài khoảng 600 chữ, vậy mà vẫn giới thiệu những thông tin cần thiết về tác hại của việc sử dụng ni-lông làm bao bì. Từ lúc bài viết ra đời đến nay đã gần mười năm, dường như yêu cầu của bài viết chưa được đáp ứng. Nhân Ngày Trái Đất 2000, mới đây báo Tuổi trẻ đã có một loạt phóng sự về rác, trong đó có túi ni-lông đầy rẫy các dòng kênh, bờ biển, và những nơi công cộng khác. Lại phải tích cực tuyến truyền kêu gọi người bán hàng hóa hay làm như hệ thống siêu thị Saigon Co.opMart, Big c,... sử dụng loại bao bì thân thiện với môi trường trước khi môi trường bị ô nhiễm nặng vì túi ni-lông.