Bài văn phân tích truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" số 9 - 10 Bài văn phân tích truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" của Pu-skin hay nhất
Truyện cổ tích bao giờ cũng thể hiện ước mơ của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện, ác giả ác báo. Em đã được học rất nhiều câu chuyện cổ tích nhưng để lại cho em ấn tượng và tình cảm nhất là truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Truyện kể về hai vợ chồng làm ...
Truyện cổ tích bao giờ cũng thể hiện ước mơ của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện, ác giả ác báo. Em đã được học rất nhiều câu chuyện cổ tích nhưng để lại cho em ấn tượng và tình cảm nhất là truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
Truyện kể về hai vợ chồng làm nghề đánh cá nhưng họ sống vô cùng nghèo khổ với một túp lều nát trên bờ biển. Hai vợ chồng làm việc hàng ngày, người thì thả lưới, người thì kéo sợi. Một hôm ông lão đánh cá bắt được một con cá vàng. Con cá xin ông lão tha mạng, ông lão muốn gì cũng được nhưng rồi ông lão tốt bụng nói lão không muốn thứ gì rồi thả con cá ra. Nào ngờ mụ vợ sau khi biết chuyện đã mắng ông lão và bắt ông xin con cá hết máng lợn, đến ngôi nhà, rồi mụ không dừng lại ở đó mụ muốn làm nhất phẩm phu nhân, rồi làm nữ hoàng. Cuối cùng chính lòng tham vô đáy của mụ, mụ đã mất hết khi mụ yêu cầu làm Long Vương ngự trị biển cả. Con cá lần này đã không thể đáp ứng yêu cầu của mụ và hai vợ chồng lại quay trở lại máng lợn cũ cùng với túp lều nát.
Sự tham lam của mụ vợ càng ngày càng quá quắt và tột độ. Năm lần ông lão ra biển là biển cả lại có sự thay đổi. Lần đầu tiên, do mụ chỉ yêu cầu một vật chất bình thường là cái máng lợn mới thì biển êm ả. Con cá đáp ứng được. Lần thứ hai thì mụ yêu cầu một căn nhà rộng lớn thì biển đã nổi sóng nhưng rồi con cá cũng thực hiện. Lần thứ ba thì biển nổi sóng dữ dội. Lần thứ tư biển nổi sóng mù mịt và lần cuối cùng là biển nổi cơn dông tố khinh khủng. Dường như sự tức giận của biển cả cũng tăng lên như lòng tham vô đáy của mụ vợ. Biển cả kia tương trưng cho thái độ của nhân dân đối với cái ác, sự tham lam. Nhân dân không thể đáp ứng những sự đòi hỏi ngày càng cao của mụ vợ.
Trong câu chuyện, ông lão là một người thật đáng thương.Ông là một người hiền lành, tốt bụng. Ông không hề ham vật chất vì ngay từ đầu ông đã thả con cá đi và không đòi hỏi một thứ vật chất nào. Chỉ vì nghe lời vợ và bị ép buộc đuổi đánh, ông đành ra ngoài khơi để con cá giúp mình. Ông bị vợ sỉ mắng, khinh rẻ, ngược đãi. Bị vợ chửi là “ Đồ ngu”, mắng như tát nước, bắt ông quyét dọn chuồng ngựa, bị đuổi đánh. Những hành động của mụ với ông lão hiền lành đó khiến cho chúng ta vô cùng thương xót.
Câu chuyện đã ngợi ca lòng biết ơn đối với những người nhân hậu như ông lão. Đồng thời những người như mụ vợ chắc chắn sẽ nhận được bài học đích đáng. Kết thúc cuối cùng là hai vợ chồng lại trở về cuộc sống như cũ. Chắc mụ vợ sẽ cảm thấy hối hận chắc việc làm của mình và ông lão một phần cũng rất vui vẻ vì lão không mất gì cả. Lão đã trở về cuộc sống như trước đây thật yên bình.