31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích tình huống truyện trong "Chữ người tử tù" số 5 - 6 Bài văn phân tích tình huống truyện trong tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân

Giữa những bộn bề phồn tạp của buổi chợ phiên văn chương, giữa những náo nhiệt, đông đúc của gian hàng lãng mạn. Nguyễn Tuân được nhận ra là một chủ cửa hàng khá đặc biệt với chất ngông đầy mới mẻ, cá tính, độc đáo cùng những tình huống truyện kịch tính, éo le Nguyễn Tuân đã đưa ...

Giữa những bộn bề phồn tạp của buổi chợ phiên văn chương, giữa những náo nhiệt, đông đúc của gian hàng lãng mạn. Nguyễn Tuân được nhận ra là một chủ cửa hàng khá đặc biệt với chất ngông đầy mới mẻ, cá tính, độc đáo cùng những tình huống truyện kịch tính, éo le Nguyễn Tuân đã đưa người đọc phiêu du vào cuộc hành trình đi tìm cái đẹp ở một thời vang bóng tiêu biểu cho cuộc hành trình gian truân vất vả đó là tác phẩm Chữ Người Tử Tù đặc biệt thông qua những tình huống truyện đầy cá tính sáng tạo mang đậm dấu ấn Nguyễn Tuân nhà văn đã cho người đọc thấy rõ được quan điểm nghệ thuật của mình.


Quả không sai khi nói rằng sản phẩm văn học chỉ được khai sinh khi nó là kết quả nhào nặn từ đời sống. Nếu sáng tác của văn học chỉ hoàn toàn là sản phẩm của hư cấu và tưởng tượng mà không mang hơi thở đời sống thì sẽ không truyền được cảm xúc đến với bạn đọc, văn học bao giờ cũng là chuyện cuộc đời. Mang trong mình sứ mệnh cao cả của một nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo và ông đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời tìm ra cho mình một phong cách hoàn toàn khác so với những nhà văn cùng thời.


Ông luôn khao khát đi tìm cái đẹp với một niềm tin bất diệt, cái đẹp bao giờ cũng có sức cảm hóa đối với cái xấu và cái ác. Đọc “Chữ Người Tử Tù” ta sẽ thấy rõ được điều đó, đây là một trong những 11 truyện ngắn in trong tập “vang bóng một thời” lúc đầu tác phẩm có tên “dòng chữ cuối cùng” in trên tạp chí Tao Đàn xuất bản năm 1938, sau đó đổi thành “Chữ Người Tử Tù” in trong tập “vang bóng một thời” xuất bản năm 1940.


Tình huống truyện là những lát cắt mà thông qua đó tính cách nhân vật, mối liên hệ của các nhân vật được thể hiện rõ nét. Vốn là một nhà văn có chất ngông độc đáo, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên những tình huống kịch tính, đầy éo le, đẩy nhân vật vào những khoảng thời gian, không gian, những hành động khó xử thông qua những tình huống như vậy các nhân vật của ông có cơ hội được thể hiện tính cách vốn có một cách tự nhiên nhất.


Có người từng nói “tình huống truyện là thứ nước lửa ảnh giúp các nhân vật được nổi hình, nổi sắc”. Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viện quản ngục là một tình huống như thế, thông qua cuộc gặp gỡ này nét đẹp tài hoa, hiên ngang của Huấn Cao và vẻ đẹp biệt nhỡn hiền tài của viên quản ngục được Nguyễn Tuân thể hiện tài tình, tinh tế. Có thể nói rằng đây là một tình huống truyện đầy éo le, bởi đó là sự đối lập giữa một bên là kẻ phản nghịch dám đứng lên chống lại triều đình, một bên lại là viên quản ngục người đại diện cho quyền uy. Xét trên phương diện xã hội họ hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng về phương diện nghệ thuật thì họ lại là tri ân, tri kỷ, bởi Huấn Cao là người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, còn viên quản ngục lại là người say mê cái đẹp.


Chính cuộc gặp gỡ này đã vẽ nên trước mắt người đọc một huấn cao tài hoa, anh dũng không chịu cúi đầu trước vàng bạc, quyền thế để ép mình viết câu đối bao giờ. Dù không được tận mắt chứng kiến những nét chữ của Huấn Cao, nhưng qua sự ngưỡng mộ của nhân dân viên quản ngục ta có thể hình dung ra được dưới đôi bàn tay tài hoa của Huấn Cao là những nét chữ vuông vắn, tươi tắn như rồng múa, phượng bay. Những nét chữ ấy là những hoài bão tung hoành của cả một đời người, cùng với Huấn Cao, viên quản ngục lại là người biết trọng người ngay ông dám biệt đãi Huấn Cao, đứng trước thái độ hiên ngang, bất khuất của Huấn Cao viên quản ngục chỉ biết cúi đầu lí nhí, bởi ý thức được mình chỉ là một tên giữ tù.


Đặc biệt qua hình tình huống cho chữ ở cuối truyện, nét đẹp của cả hai nhân vật một lần nữa được tôn vinh. Đã có ý kiến cho rằng, cảnh cho chữ ở cuối truyện là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, bởi đây là cảnh tượng rất hiếm gặp ở đời. Khi đêm đã khuya trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vọng lại tiếng mõ trên vọng canh, tại một buồng giam chật hẹp tường đầy mạng nhện, mặt đất đầy phân chuột, diễn ra cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có. Người cho chữ là kẻ đeo gông, chân vướng xiềng, còn người nhận chữ là viên quản ngục đang run run khúm núm, đang cắt từng đồng kẽm đánh dấu ô.

Trong lúc cận kề cái chết Huấn Cao đã cho ra đời một tác phẩm nghệ thuật, đó không phải là sự quỵ lụy, đê hèn, cúi đầu trước quyền thế của Huấn Cao, mà đó chính là sự đền đáp của huấn cao đối với một tấm lòng trong thiên hạ. Cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục “thay đổi trốn ở để giữ thiên lương cho lành, vững, viên quản ngục xúc động, kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Hành động này của viên quản ngục không hề hạ thấp đi vẻ đẹp của ông, ngược lại càng đề cao nhân cách của ông. Một lần nữa khẳng định viên quản ngục là một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn xô bồ, lệch nhịp. Tình huống cho chữ ở cuối truyện đã thắp sáng cả thiên truyện “Chữ Người Tử Tù” và thể hiện niềm tin bất diệt của Nguyễn Tuân cái tài, cái đẹp, cái thiện lương bao giờ cũng chiến thắng cái xấu, cái ác và có sức cảm hóa con người đến với sự thiên lương.


Với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn từ sắc sảo, góc cạnh, câu văn giàu hình ảnh, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viện quản ngục cùng cảnh cho chữ để khẳng định sức mạnh cảm hóa của con người, của cái tài, cái đẹp.


Tác phẩm đã kết thúc nhưng vẫn còn đó những nét chữ vuông vắn, tươi tắn của Huấn Cao, hội tụ tài hoa thiên lương trong sáng. Thông qua những tình huống truyện kịch tính, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao và viên quản ngục. Có lẽ đây là lý do để “Chữ Người Tử Tù” trở thành mốc son chói lọi trên nền vàng úa của vang bóng một thời./.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0