31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích tác phẩm "Thái sư Trần Thủ Độ" số 10 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Thái sư Trần Thủ Độ" của Ngô Sĩ Liên

Trần Thủ Độ là một nhân vật trong lịch sử của nước ta để lại nhiều tiếng tăm lẫy lừng. Trong tác phẩm “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên hình ảnh của nhân vật Trần Thủ Độ hiện lên là một con người trung thành với triều đình, tài năng mưu trí giúp các vua Trần giữ vững và phát ...

Trần Thủ Độ là một nhân vật trong lịch sử của nước ta để lại nhiều tiếng tăm lẫy lừng. Trong tác phẩm “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên hình ảnh của nhân vật Trần Thủ Độ hiện lên là một con người trung thành với triều đình, tài năng mưu trí giúp các vua Trần giữ vững và phát triển cơ nghiệp, chống lại giặc ngoại xâm. Thông qua trích đoạn bài Thái Sư Trần Thủ Độ thể hiện cái nhìn của tác giả với một nhân cách lịch sử, chính trực chí công vô tư. Một vị anh hùng yêu nước của dân tộc Việt Nam xứng đáng để người đời sau ngưỡng mộ, yêu mến.


Qua bài Thái sư Trần Thủ Độ, tác giả ca ngợi nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ nghiêm phép nước của ông. Trần Thủ Độ tuy không được học nhiều, nhưng không lại mưu trí hơn người có tài chiến lược, khi làm quan dưới triều đình nhà Lý được nhiều người tôn sùng, kính nể. Trong thành công của vua Lý Thái Tông khi lấy được thiên hạ đều nhờ có sự tham mưu của Trần Thủ Độ. Tác giả Ngô Sĩ Liên đã khắc họa nhân vật Trần Thủ Độ bằng bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng độc đáo, tinh tế tình huống nhiều gay cấn, đậm chất kịch tính khiến cho người đọc cảm thấy nghẹt thở theo từng dòng chữ. Những xung đột được tác giả đẩy tới cao trào rồi hóa giải một cách ngoạn mục, nhiều bất ngờ.


Khi bị người vạch tội tâu vua Trần Thái Tông là Thái sư Trần Thủ Độ lấn át địa vị của nhà vua. Rồi lo sợ uy lực của Thái sư sẽ khiến cho thiên hạ hiểm lầm này nọ. Đây là tình huống vô cùng kịch tính dẫn tới sự hiểu lầm giữa vua Lý Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ. Nhà vua lập tức cho người tới gặp Thái sư để hỏi cho rõ ngọn ngành. Trước tình thế có thể mất mạng bất cứ lúc nào đáng lý ra Trần Thủ độ phải phân trần, nhưng ông lại thẳng thắn nhận lỗi và lấy tiền thưởng của mình chia cho cấp dưới, vì đã trung thực thẳng thắn dám phê bình quan cấp cao. Một việc làm hiếm thấy trong triều đình. Điều này cho chúng ta thấy Trần Thủ Độ là người chính nhân quân tử, không so đo với bọn tiểu nhân lòng dạ hẹp hòi, không thù hằn, chèn ép những người đã hãm hại mình. Một tấm lòng xưa nay hiếm có trong nhân gian.


Trần Thủ ĐộTình huống kịch tính thứ hai liên không đao to búa lớn không liên quan tới chính trị mà chỉ là một chuyện nhỏ trong gia đình. Khi người vợ của Trần Thủ Độ vốn là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông trước kia. Sau khi vua Lý Huệ Tông bị bức tử, qua đời bà bị hạ xuống làm Thiên Cực công chúa, rồi bị ép cưới Trần Thủ Độ. Rồi một lần, bà ngồi kiệu vào cung bị tên lính có thù oán trước kia với phu nhân của Trần Thủ Độ nên bắt bà xuống đi bộ không cho ngồi kiệu vào cung. Phu nhân về nhà than khóc cho rằng mình bị coi thường rồi vạch tội tên lính hỗn hào đó với Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ tỏ vẻ giận dữ tên lính trước mặt vợ rồi sai người gọi tên lính tới gặp mình. Tên lính kia sợ tội cứ tưởng phen này mình phải chết vì dám coi thường phu nhân của Thái sư nhưng khi tới nơi Trần Thủ Độ chỉ nói ” Người ở chức thấp mà biết giữ phép nước ta còn trách gì nữa?”


Tình huống tiếp theo là vợ của Trần Thủ Độ có ý xin cho người họ hàng của nhà bà làm câu đương, giữ một chức dịch nhỏ trong xã. Trần Thủ Độ nghe lời vợ bảo viết tên tuổi người đó ra để còn tiện sắp xếp công việc. Nhưng khi gặp người họ hàng nhà vợ. Trần Thủ Độ yêu cầu người đó chặt một ngón chân để còn phân biệt với những câu đương khác. Người này hoảng sợ vội vàng rút lui xin không làm nữa. Điều này chứng minh rằng Trần Thủ Độ là người thanh liêm chính trực không vì người thân mà làm sai phép nước. Tình huống thứ tư xảy ra là nhà vua muốn phong cho anh trai của Trần Thủ Độ là An Quốc làm tướng. Nhưng Trần Thủ Độ nói nếu như An Quốc giỏi thì thần sẽ xin nghỉ, còn nếu thần làm thì không nên để An Quốc làm tướng bởi anh em trong nhà mà cùng nắm triều chính thì mọi việc sẽ ra sao.


Trần Thủ Độ có tài nhìn xa biết trước những phiền toái khi anh em cùng giữ trọng trách quan trọng trong triều đình thì sẽ dẫn tới những hệ lụy khó giải quyết. Thông qua những tình huống của tác giả Ngô Sỹ Liên ta thấy được sự thanh liêm, thẳng thắn, vì dân vì nước của Thái sư Trần Thủ Độ một con người chí công vô tư.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0