Bài văn phân tích tác phẩm "Sông núi nước Nam" số 9 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Sông núi nước Nam" của Lý Thường Kiệt
Năm 1076, một cột mốc quan trọng trong quá trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước của nhân dân ta chính là cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống. Cũng chính trong thời gian chiến đấu gian nan này đã có một bài thơ như một bài ca hùng tráng về lòng yêu nước và ý nghĩa sâu ...
Năm 1076, một cột mốc quan trọng trong quá trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước của nhân dân ta chính là cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống. Cũng chính trong thời gian chiến đấu gian nan này đã có một bài thơ như một bài ca hùng tráng về lòng yêu nước và ý nghĩa sâu sắc về độc lập dân tộc được sáng tác bởi một vị tướng tài ba Lí Thường Kiệt. Đó chính là bài thơ “Nam quốc sơn hà”, được viết bằng chữ Hán với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Mở đầu bài thơ, Lí Thường Kiệt đã khẳng định bằng hai câu thơ chắc nịch về non sông bờ cõi đất Việt ta:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
“Sông núi nước Nam vua Nam ở” tính chủ quyền đất nước được đề cao trong câu thơ này, vua là đại diện cho một quốc gia, một đất nước “via Nam ở” hay chính là của nhân dân đất Nam sinh sống, hoạt động, điều này là sự thật hiển nhiên, được sách trời lưu danh thiên cổ. Đó là sự thật không thể chối cãi và không ai có quyền được làm thay đổi cái tính xác đáng của lịch sử này “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” (Vằng vặc sách trời chia xứ sở), đây chính là chân lí hùng hồn, khẳng định chủ quyền đất nước của Lí Thường Kiệt, cũng như thể hiện ý chí tự lực tự cường của dân tộc ta. Câu thơ thứ ba, tác giả để thể hiện một thái độ cương quyết, tố cáo hành động ngang ngược, tội ác tày trời trái với luân thường đạo lí của giặc Tống”
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Dịch thành:
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Trước cái sự thật được đấng tối cao là trời minh chứng, sử sách lưu danh: giang sơn, bờ cõi, núi sông, ngọn cỏ,… này là của người nước Nam, ấy vậy mà lũ giặc kia dám ngông cuồng bất chấp cả đạo lí của trời, chống lại ý trời. nhất định chúng sẽ phải nhận cái kết thê thảm nhục nhã.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Dịch thành:
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
Dân tộc Đại Việt ta từ lâu đã nổi tiếng với truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu ngoan cường, lòng tự tôn và tự hào dân tộc ngút ngàn, sẽ đánh kẻ thù xâm lăng tan vỡ, tơi bời. Câu thơ như một nhắn gửi đanh thép đến lũ giặc Tống rằng nếu chúng có ý định nhăm nhe xâm lăng nước Đại Việt ta sẽ phải nhận lấy cái kết như thế nào. Ắt hẳn chúng sẽ vô cùng khiếp sợ và dè chừng
“Nam quốc sơn hà” mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là lòng tự hào dân tộc, là khẳng định vị thế của Đại Việt và nó không chỉ khích lệ và nâng cao sĩ khí của quân và dân ta mà nó còn như là một bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc còn vang vọng mãi về sau, là khúc ca hùng tráng cho mọi thế hệ đến tận bây giờ học tập và noi theo.