31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích tác phẩm "Số phận con người" số 4 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Số phận con người" của M. Sô-lô-khốp hay nhất

Sô lô khốp được biết đến là một nhà văn Xô viết lỗi lạc, ông được nhận giải thưởng Noben về văn học vào năm 1965. Ông đã có nhiều tác phẩm hay và nổi tiếng để lại bao gồm truyện, tiểu thuyết và đặc biệt hơn nữa là tác phẩm xuất sắc viết về “số phận con người”. Và thông qua tác phẩm ...

Sô lô khốp được biết đến là một nhà văn Xô viết lỗi lạc, ông được nhận giải thưởng Noben về văn học vào năm 1965. Ông đã có nhiều tác phẩm hay và nổi tiếng để lại bao gồm truyện, tiểu thuyết và đặc biệt hơn nữa là tác phẩm xuất sắc viết về “số phận con người”. Và thông qua tác phẩm này chúng ta thấy được những số phận bất hạnh của con người sau chiến tranh.


Nhân vật chính trong truyện được biết đến là nhân vật Xô-cô-lốp. Và anh ta được xây dựng lên là một người rơi vào bi kịch sau khi chiến tranh kết thúc. Trong khi trước đó anh phải đi lính và sau khi hòa bình thì anh mất hết tất cả từ người thân, nhà cửa và cả bạn bè nữa. Đối với Xô-cô-lốp thì có thể nói thì anh chiến đấu vì gia đình, vì quê hương đất nước nhưng khi hòa bình đã được lập lại thì mọi thứ đã bỏ anh mà đi thì không còn gì nữa cả. Anh dường như đã phải sống trong một cuộc sống đau khổ, kể cả khi chiến đấu, anh bị thương rất nhiều. Có cả vợ và hai người con của anh cũng bị bom của phát xít cướp đi tính mạng của mình. Và lúc này Xô-cô-lốp chỉ còn biết hi vọng và trông chờ vào người anh trai nhưng rồi cuối cùng anh ấy cũng đã chết trận.


Như vậy, thông qua đây chúng ta như đã có thể thấy được rằng số phận anh rất bất hạnh, khi chiến đấu đã chịu những giày vò thật tủi cực về thể xác lẫn tinh thần. Sau đó khi trở giờ về thì lại phải nếm trải niềm đau khổ về tinh thần tụt độ bởi người thân yêu duy nhất của mình cũng không còn nữa. Từ đó chúng ta có thể thấy được những hậu quả mà chiến tranh đã để lại là quá lớn lao, quá đắng cay và thật đáng thương cho Xô-cô-lốp.


Sau chiến tranh, anh cứ ngỡ được sống trong hạnh phúc, nhưng không, Xô-cô-lốp phải sống trong bế tắc và tuyệt vọng. Không hề có một mái nhà che nắng che mưa mà anh phải sống nhờ nhà một người bạn. Và để rồi cho tới khi anh tình cờ gặp được cậu bé có tên Va-ni-a. Nhà văn đã miêu tả thật ám ảnh về ngoại hình của cậu bé bằng những lời văn hết sức chân thật. Hiện lên đó là một cậu bé tầm 5 tới 6 tuổi ăn mặc rách rưới, cả cha và mẹ của cậu bé đều đã chết trong chiến tranh, ít ra Sô-lô-khốp còn có thể lao động được còn cậu bé thì lại không có ai, ai cho ăn gì thì cậu bé ăn nấy và bạ đâu ngủ đấy. Duyên phận dường như đã đưa đẩy cho họ gặp nhau như để bù đặp cho nhau những thiếu sót của cuộc đời đầy giông bão này vậy.


Xô-cô-lốp đã nhận nuôi bé Va-ni-a, anh còn chăm sóc tận tình chu đáo, anh còn mua quần áo cho cậu bé, là một chiếc áo bành tô rất đẹp. Có thể nói rằng chính lòng nhân ái đó đã đem hai trái tim đó như đã xích lại với nhau như để sưởi ấm cho nhau vậy. Anh luôn luôn cố gắng làm mọi việc để nuôi bé Va-ni-a, nhưng trớ trêu thay cuộc sống không giống như những gì mình nghĩ, anh vượt qua mọi nỗi đau, xe anh quệt nhẹ vào người ta và cuối cùng bị mất bằng lái và không được lái xe. Nghề mưu sinh của anh cũng đã không còn cho nên anh phải đi khắp nơi, đã thế sức khỏe anh lại yếu đi trông thấy, anh đau đến mức khóc nhưng anh lại không để cho bé Va-ni-a biết được điều này. Thông qua điều này chúng ta dường như nhận thấy tác giả có một tấm lòng nhân đạo cao cả.


Đến đoạn cuối của tác phẩm đầy tình thương yêu và biết bao sự nghiệt ngã này thì nhà văn đã thể hiện sự thương xót của mình đối với nhân vật. Đó chính là “Với nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con…”. Đoạn văn như đã thể hiện được sự khâm phục, tính cách của những con người luôn luôn kiên cường đứng vững vàng trước những khó khăn của cuộc sống. Có thể nói trong hoàn cảnh có nghèo khó thế nào thì họ vẫn luôn trao nhau những tình yêu thương đầy sự nhân ái, họ luôn luôn đùm bọc nhau cho nhau những yêu thương để vượt qua cuộc đời khó khăn và để sống.


Như vậy, chỉ với qua tác phẩm thôi mà chúng ta như có thể thấy được số phận đau khổ của con người qua chiến tranh là như thế nào. Con người đó, họ không những phải chịu những nỗi đau thể xác trên chiến trường mà còn phải chịu nhiều nỗi đau về tinh thần. Xô-cô-lốp cùng bé Va-ni-a là hai nhân vật chính là hiện thân của những số phận bất hạnh đó. Qua đó tác giả Sô-lô-khốp như đã muốn kêu gọi mọi người hãy có trách nhiệm đối với những con người như vậy hơn, để cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0