Bài văn phân tích tác phẩm "Số phận con người" số 1 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Số phận con người" của M. Sô-lô-khốp hay nhất
Nhà văn Sô lô Khốp (1905 - 1984), ông là một nhà văn Xô Viết lỗi lạc, vinh dự hơn khi ông được nhận giải thưởng Nô-Ben về văn học năm 1965. Đồng thời ông được liệt vào danh sách những nhà văn lớn. Tác phẩm của ông để lại gồm những tập truyện, tiểu thuyết lớn và tiêu biểu trong số đó ...
Nhà văn Sô lô Khốp (1905 - 1984), ông là một nhà văn Xô Viết lỗi lạc, vinh dự hơn khi ông được nhận giải thưởng Nô-Ben về văn học năm 1965. Đồng thời ông được liệt vào danh sách những nhà văn lớn. Tác phẩm của ông để lại gồm những tập truyện, tiểu thuyết lớn và tiêu biểu trong số đó có tác phẩm số phận con người. Qua tác phẩm ấy, ta thấy được những số phận bất hạnh của con người sau chiến tranh. Từ khi ra đời có trên mặt báo Sự Thật cho đến nay, tác phẩm vẫn còn nguyên những giá trị ý nghĩa của mình.
Nhân vật chính trong truyện chính là nhân vật Xô cô lốp. Anh là một người rơi vào bi kịch sau khi chiến tranh kết thúc. Trước đó anh phải đi lính và sau khi hòa bình thì anh không còn gì cả, người thân, nhà cửa, bạn bè không còn ai hết. Đối với anh mà nói, một lòng chiến đấu vì quê hương đất nước, cũng chính là bảo vệ người thân của mình, vậy mà giờ đây những người thân yêu của anh đều từ bỏ anh mà đi, bom đạn kia đã cướp họ khỏi anh.
Chính vì thế mà anh phải sống một cuộc sống đau khổ. Trong chiến đấu anh cũng phải chịu những bất hạnh đó, là hai lần anh bị thương và tiếp tục bị đày đọa hai năm trong trại tập trung của phát xít Nhật. Vợ và hai người con gái của anh bị bom phát xít cướp đi tính mạng. Anh chỉ còn niềm hi vọng vào người con trai cả là A-na-tô-li thì anh ấy cũng bị chết trận năm 1945.
Như vậy có thể thấy số phận của anh rất bất hạnh, khi chiến đấu đã chịu những khổ cực về thể xác rồi, mà đến khi chiến tranh kết thúc, mọi nhà sống trong độc lập thì với anh lại là niềm đau khổ về tinh thần, vì những người thân yêu của anh đều bị chiến tranh cướp đi mất rồi. Anh tuyệt vọng trước những đau khổ của cuộc đời. Từ đó ta thấy được hậu quả của chiến tranh để lại thật sự rất đau lòng.
Sau chiến tranh anh không còn nhà cửa, không còn người thân, cho nên anh phải ở nhờ một người đồng chí cũ. Anh phải tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau của mình. Tóm lại sau chiến tranh anh phải sống một cảnh sống cô đơn và bế tắc. Và trong một lần tình cờ hay do duyên trời run rủi cho anh gặp bé Va ni a. Nhà văn miêu tả ngoại hình của chú bé bằng những lời văn chân thực nhất, để từ đó thấy được hậu quả kinh khủng của chiến tranh để lại. Chú bé khoảng năm đến sáu tuổi. Chú hiện lên trong bô dạng quần áo rách bươm xơ mướp, mặt mũi thì bê bết lem luốc… duy nhất chỉ có cặp mắt là sáng ngời. Cậu bé ấy cũng có một hoàn cảnh vô cùng thương tâm.
Cả cha và mẹ của cậu bé đều chết trong chiến tranh. Cùng có người thân bị mất, nhưng ít ra Xô cô lốp còn có sức mà lao động, còn cậu bé kia làm sao có thể lao động được. Cậu còn quá nhỏ. Cậu sống vạ vật, ai cho gì ăn đấy, bạ đâu ngủ đấy. Và duyên phận như cho họ gặp nhau, để bù đắp cho nhau những tình thương mà mình đã mất đi. Xô cô lốp cảm thương tình cảnh của Va ni a cho nên anh quyết định nhận cậu làm con nuôi. Cả hai người chủ nhà của Xô cô lốp cũng đồng tình với hành động nhân ái ấy. Và anh như quên đi mọi đau khổ, mà dành cho bé Va ni a những tình thương sự tận tình chu đáo. Anh mua quần áo cho cậu bé, một chiếc áo bành tô rất đẹp. Chính lòng nhân ái đã đem hai trái tim gần nhau sưởi ấm cho nhau.
Thế rồi anh cố gắng kiếm sống để nuôi bé Va ni a, nhưng cuộc sống hay số phận anh khổ đau. Anh vượt lên những nỗi đau, xe anh quệt nhẹ người ta mà anh bị tước bằng lái, anh mất việc nên phải đi lang bạc kiếm sống. Đã thế sức khỏe của anh cũng giảm đi trông thấy. Anh đau đến khóc, thế nhưng anh vẫn cố gắng không để cho bé Va ni a biết. Trước mặt cậu anh vẫn tỏ ra bình thường. Dường như nhà văn đang nhìn anh với một ánh mắt nhân đạo, anh đã không để cho bé Va ni a phải khóc, điều đó thể hiện một sự hi sinh của người cha.
Đến đoạn cuối tác phẩm, thì nhà văn như thể hiện sự đồng cảm thương xót của mình với nhân vật. Tác giả không thể nào giấu được những cảm xúc của bản thân mình, trước những tình cảnh cũng như tình cảm của hai cha con mà thốt lên: "Với nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con…" Hai người côi cút, đã tìm đến nhau chia sẻ cho nhau những niềm yêu thương trong cuộc sống. Đoạn văn thể hiện sự khâm phục, những tính cách con người Nga kiên cường trước những khó khăn của cuộc sống. Trong hoàn cảnh đói nghèo đau khổ, nhưng vẫn trao cho nhau những tình yêu thương nhân ái để chạm tay đến hạnh phúc.
Như vậy, có thể nói, qua đây ta thấy được số phận con người sau chiến tranh đau khổ như thế nào. Người lính đã trải qua những khó khăn trên chiến trường, rồi tưởng rằng chiến tranh kết thúc sẽ được đoàn tụ, thì người thân cũng bị chiến tranh cướp đi. Xô cô lốp cùng bé Va ni a chính là hiện thân của những số phận bất hạnh đó. Đồng thời qua tác phẩm này nhà văn kêu gọi mọi người nên có trách nhiệm với số phận của những con người như thế.