Bài văn phân tích tác phẩm "Sau phút chia li" số 7 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Sau phút chia li" của Đoàn Thị Điểm
Tác phẩm “Sau phút chia ly” trích trong Chinh phụ ngâm khúc hiện nay đoạn trích này chưa rõ nguồn tác giả là ai. Tuy nhiên đây là đoạn trích hay thể hiện nỗi lòng của người con gái trong thời phong kiến khi cho chồng đi chinh chiến phương xa. Thông qua đoạn trích tác giả muốn tố ...
Tác phẩm “Sau phút chia ly” trích trong Chinh phụ ngâm khúc hiện nay đoạn trích này chưa rõ nguồn tác giả là ai. Tuy nhiên đây là đoạn trích hay thể hiện nỗi lòng của người con gái trong thời phong kiến khi cho chồng đi chinh chiến phương xa.
Thông qua đoạn trích tác giả muốn tố cáo tội ác phi nghĩa, trong thời kỳ xưa khiến nhiều người dân lâm vào cảnh lầm than, cơ cực. Nhiều người phụ nữ phải xa chồng, nhiều người chồng phải chịu cảnh đầu rơi máu chảy nơi chiến trường. Giây phút chia ly đầy đau đớn, nhiều xót xa, luyến tiếc của đôi vợ chồng trẻ. Tác giả đã diễn tả tinh tế tâm trạng kẻ ở người đi.
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh
Trong bốn câu thơ này tác giả đã khắc họa sâu sắc tâm trạng của người vợ trẻ khi tiễn người chồng của mình ra trận. Một tình cảnh khắc nghiệp, thê lương tới tê tái lòng người .
Người vợ trẻ nhìn theo bóng dáng người chồng thân thương của mình trong không gian mịt mờ, mênh mông, chỉ thấy sự chia ly cách biệt dài đằng đẵng không thấy sự tương phùng hiện diện. Một tâm trạng buồn đau tới não lòng, sự vấn vương lưu luyến thể hiện trong từng câu từng chữ của đoạn trích.
Tác giả đã vô cùng nhân văn khi đồng cảm với những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến, sự cô đơn mòn mỏi của người chinh phụ khi tuổi xuân phơi phới phải vùi chôn một mình vò võ suốt năm canh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
Trong khổ thơ này nghệ thuật đối lập được tác giả sử dụng vô cùng tinh tế thể hiện sự tiêu điều, ảm đạm của cảnh biệt ly, kẻ đi người ở. Trong không gian bao la mênh mông, trong giây phút tiễn biệt đầy xúc động.
Hình ảnh sự chờ trông ngóng chờ của người con gái, hiện lên trong những câu thơ làm nhói lòng người ra đi, khiến cho người đọc cảm thấy nghẹn lòng cho tâm sự của người phụ nữ cho chồng đi viễn xứ.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Trong bốn câu thơ này tác giả đã biến đổi phong cách thơ linh hoạt, người con gái vò võ một mình trong căn phòng hoang lạnh thiếu hơi ấm, vòng tay che chở của người đàn ông. Sự cô đơn gối chiếc, người chồng nơi xa không biết khi nào trở lại.
Tuổi xuân của người con gái thì chỉ có giới hạn nhất định, nhưng chiến tranh đã không cho họ hạnh phúc trọn vẹn. Không cho họ sống những thời khắc tuổi xuân hạnh phúc, mà bắt người con gái phải sống trong hiu quạnh, hoang lạnh mỗi đêm.
” Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? một câu hỏi tu từ làm người đọc cảm thấy rưng rưng xúc động. Người con gái đang tự hỏi chính mình. Người con gái đã tự hỏi nỗi cô đơn trong mình. Câu thơ nhằm nhấn mạnh sự cô đơn, sầu muộn của người con gái trong những đêm xuân vò võ chờ chồng trong mòn mỏi.
Đoạn trích này thể hiện nỗi niềm, tâm sự của người con gái khi tiễn chân chồng đi đánh trận. Những giờ phút tiễn biệt, bi thương nhiều nước mắt. Thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của tác giả với số phận những người chinh phụ thời xưa.