31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích tác phẩm "Lầu Hoàng Hạc" số 8 - 8 Bài văn phân tích tác phẩm "Lầu Hoàng Hạc" của Thôi Hiệu hay nhất

Tác giả Thôi Hiệu là một nhà thơ sáng tác ít, các tác phẩm của ông lại để lại nhiều tiếng vang, dấu ấn mạnh mẽ trong thời kỳ phong kiến bởi phong cách độc đáo thu hút người đọc. Bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” là một bài thơ thể hiện nỗi buồn của tác giả, những câu thơ nhẹ nhàng, sâu ...

Tác giả Thôi Hiệu là một nhà thơ sáng tác ít, các tác phẩm của ông lại để lại nhiều tiếng vang, dấu ấn mạnh mẽ trong thời kỳ phong kiến bởi phong cách độc đáo thu hút người đọc.


Bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” là một bài thơ thể hiện nỗi buồn của tác giả, những câu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng thể hiện tâm trạng man mác trước thời cuộc, thể hiện sự da diết của con người đang mang trong lòng nhiều nỗi thương nhớ, chua xót.

“Hạc vàng ai cưỡi đi đâu“Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ


Tác giả Thôi Hiệu đã tinh tế khi mượn tích cổ điển “Hạc vàng” trong truyền thuyết của nàng Phí Văn Vi năm xưa, khi hóa tiên. Hoàng Hạc Lâu chính là nơi lưu truyền một câu chuyện mang đậm tính điển tích về một nhân vật lịch sử đã hóa thành tiên tại nơi đây. Thể hiện sự hào hùng, bi tráng của điển tích đó nhắc cho người đọc nhớ lại thời oanh liệt, vàng sơn đã từng diễn ra tại nơi đây.


Tuy nhiên trong những câu thơ thứ hai thì giọng thơ thể hiện sự trầm buồn, cô liêu. Tác giả đã sử dụng từ “Trơ” để thể hiện sự cô độc của mình tại nơi vốn nổi danh này. Trước kia nơi đây lung linh biết bao nhiêu thì nay trở nên hoang tàn bấy nhiêu


“Hạc vàng đi mất từ xưa

Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay”


Hoàng Hạc lâu từ hàng nghìn năm nay vẫn gắn liền với điển tích hóa tiên của người con gái trong lịch sử. Nhưng, con Hạc vàng đó đã hóa tiên từ lâu rồi, giờ chỉ còn lại nỗi buồn nhớ về một thời vàng son, lịch sử. Tác giả cảm thấy xót xa, buồn vương thể hiện cho những năm tháng đã mất. Hiện tại trở nên buồn bã, thê lương, vắng vẻ tiêu điều, hiu quanh tới não lòng. Tác giả đã khôn khéo sử dụng câu hỏi tu từ để hỏi người khác hay hỏi chính bản thân mình về sự hoang sơ hôm nay


Chỉ bằng vài vần thơ nhưng tác giả đã tinh tế làm nổi bật lên tâm tư, tình cảm của bài thơ, thể hiện tâm trạng và sự hối tiếc trong lòng tác giả. Tác giả mang nặng nỗi buồn về nhân tình thế thái, về quá khứ và hiện tại đã thật khác nhau.


“Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”


Trong những câu thơ này tác giả đã bày tỏ tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương một cách da diết mãnh liệt. Hai câu thơ hiện lên vẻ đẹp liêu trai khiến cho người đọc cảm nhận về một vẻ đẹp thiên nhiên vô cùng tuyệt vời. Như một bức tranh hoàng hôn có sự huyền bí, những đậm nét buồn man mác. Hình ảnh “quê hương” xa dần khuất bóng dần trong chiều hoàng hôn, khi mà ánh nắng dần tắt, bóng tối gần bao phủ không gian nơi đây.


Những làn khói sóng, vừa là cho không gian trở nên bao la huyền ảo, vừa hư vừa thực như một bức tranh chốn bồng lai tiên cảnh. Những làn khói phủ sương mờ đó càng làm cho tâm trạng người du khách là tác giả trở nên buồn hơn, thê lương hơn. Nỗi nhớ thương quê nhà càng trở nên da diết, quay quắt hơn.


Bài thơ “Hoàng Hạc lâu” là một bài thơ hay đại diện tiêu biểu cho phong cách thơ đường. Nó thể hiện nỗi lòng của tác giả trước cảnh vật hiện tại, nuối tiếc quá khứ hào hùng, lung linh. Thể hiện tình yêu quê hương, nỗi nhớ quê của tác giả trong chiều hoàng hôn mờ sương.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0