31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích tác phẩm "Lầu Hoàng Hạc" số 3 - 8 Bài văn phân tích tác phẩm "Lầu Hoàng Hạc" của Thôi Hiệu hay nhất

Thôi Hiệu (704 - 754) người Biện Châu, tỉnh Hà Nam, đậu tiến sĩ năm 725. Ông còn truyền lại hơn 40 bài, trong đó nổi tiếng nhất là bài Hoàng Hạc lâu. Tương truyền Lí Bạch đi chơi Vũ Xương; lên xem lầu Hoàng Hạc thấy bài thơ này của Thôi Hiệu bèn cầm bút đề vào vách: “Nhãn tiền hữu ...

Thôi Hiệu (704 - 754) người Biện Châu, tỉnh Hà Nam, đậu tiến sĩ năm 725. Ông còn truyền lại hơn 40 bài, trong đó nổi tiếng nhất là bài Hoàng Hạc lâu. Tương truyền Lí Bạch đi chơi Vũ Xương; lên xem lầu Hoàng Hạc thấy bài thơ này của Thôi Hiệu bèn cầm bút đề vào vách: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc - Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu” (Trước mắt có cảnh đẹp, nhưng không làm được thơ vì đã có thơ của Thôi Hiệu ở trên đầu). Bài thơ vừa là một bức tranh mô tả cảnh đẹp ở lầu Hoàng Hạc vừa bộc lộ nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.


Lầu Hoàng Hạc là một di tích văn hoá nổi tiếng ở phía tây nam huyện Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc, nay ở gần thành phố Vũ Hán. Tương truyền Phí Văn Vi hành tiên thường cưỡi hạc vàng bay về đây nên được đặt tên là lầu Hoàng Hạc (lầu hạc vàng).


Đến thăm di tích này, nhà thơ chỉ thấy còn trơ lại lầu Hoàng Hạc, không thấy chim hạc đâu, người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi mất rồi, không bao giờ trở lại nữa, còn chăng chỉ có đám mây trắng ngàn năm còn bay mãi chơi vơi. Cái mất đi thì không bao giờ tìm thấy được nữa, cái còn thì cũng là cái gi đó bập bềnh nổi trôi như đám mây trắng trên bầu trời kia. Đứng trước lầu Hoàng Hạc nhà thơ thấy lòng bâng khuâng, tiếc nhớ:


“Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu

Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du.

(Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?

Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.

Hạc vàng đi mất từ xưa

Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay)


Tả cảnh lầu Hoàng Hạc trong đó âm vang cả một tấm lòng bâng khuâng, tiếc nhớ của nhà thơ. Trở lại với thế đứng ở lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đưa mắt nhìn cảnh vật xung quanh và nhận ra Hán Dương, những hàng cây đất Hán Dương phản chiếu rõ mồn một trên dòng sông tạnh và nhìn thấy bãi Anh Vũ cỏ thơm mơn mởn xanh tươi:


“Tình duyên lịch lịch Hán Dương thụ,

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu”

(Hán Dương sông tạnh cây bày,

Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non)


Cảnh ở đây thật có hồn, thật tĩnh lặng, không có một âm thanh nào, tất cả đều im ắng. Phải chăng tâm hồn nhà thơ đang lắng sâu vào cảnh vật? Cảnh hoang vắng mênh mang lại chìm ngập trong bóng hoàng hôn vàng vọt đã gợi cho nhà thơ một nỗi nhớ quê hương và nhà thơ bâng khuâng tự hỏi: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị?”


(Chiều tối tự hỏi đâu là quê hương?) “Đâu là quê hương?” lời hỏi ấy chứa chan biết bao tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương và ẩn chứa một nỗi buồn. Nỗi buồn ấy càng được gợi sâu thêm bởi hình ảnh của khói và sóng trên sông: “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Khói và sóng trên sông khiến cho người thêm mối sầu)


“Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?”


Hai câu kết đóng bài thơ lại, nhưng nỗi buồn vẫn như âm vang bất tận, tràn ngập trong không gian, đọng mãi trong lòng người đọc tưởng như không bao giờ dứt được.


Hoàng Hạc lâu là một trong những bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu ở đời Đường đến Thi tiên Lí Bạch cũng phải khâm phục. Bài thơ mô tả khái quát cảnh ở lầu Hoàng Hạc, nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng xa xưa và nói lên nỗi nhớ quê nhà tha thiết của người lữ khách.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0