Bài văn phân tích nhân vật Từ Hải số 6 - 10 Bài văn phân tích nhân vật Từ Hải trong các đoạn trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du
Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du là một tuyệt tác thể hiện tên tuổi của Nguyễn Du. Trong đó, tác giả đã vô cùng thành công khi phác họa nhiều nhân vật có sức sống vô cùng mãnh liệt trong lòng người đọc như: Thúy Kiều, Hoạn Thư, Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Từ Hải.. Đoạn trích Kiều ...
Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du là một tuyệt tác thể hiện tên tuổi của Nguyễn Du. Trong đó, tác giả đã vô cùng thành công khi phác họa nhiều nhân vật có sức sống vô cùng mãnh liệt trong lòng người đọc như: Thúy Kiều, Hoạn Thư, Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Từ Hải..
Đoạn trích Kiều gặp Từ Hải được viết sau khi Thúy Kiều trốn khỏi tay Hoạn Thư, nhưng không may lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh lần này là lần thứ hai Thúy Kiều bị bán vào lầu xanh khiến cho cô vô cùng đau đớn buồn khổ. Nhưng số phận đã mỉm cười khi run rủi cho Thúy Kiều gặp gỡ nhân vật Từ Hải. Trước một người anh hùng như người Từ Hải Thúy Kiều đã thật sự rung động.
"Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng". Khi gặp Thúy Kiều, Từ Hải thật sự rung động trước nhan sắc kiêu sa của nàng, trước tài năng và tính tình, nhân cách của nàng nên Từ Hải không ngần ngại chuộc thân cho Thúy Kiều và cưới nàng làm vợ. Thúy Kiều lúc này từ một cô gái lầu xanh trở thành mệnh phụ phu nhân. Đoạn trích này ghi lại cuộc tri ngộ, gặp gỡ tình duyên giữa Thúy Kiều và Từ Hải được tác giả Nguyễn Du đầy màu sắc lãng mạn, trữ tình một anh hùng có ngoại hình phi thường và tính cách hào hiệp trượng nghĩa.
Nhân vật Từ Hải là một anh hùng đích thực một anh hùng đầu đội đầu, chân đạp đạp đất, khi Từ Hải gặp Thúy Kiều giữa mùa thu trăng thanh, một không gian vô cùng nên thơ, lãng mạn. Nhân vật Từ Hải có tướng mạo vô cùng phi thường, thể hiện sự oai phong của một vị anh hùng với những khắc họa ấn tượng thông qua từng câu thơ, ngôn ngữ của Nguyễn Du đã khắc họa nhân vật Từ Hải vô cùng anh dũng khí khái phi phàm:
Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
Lúc đầu chỉ giới thiệu "khách biên đình", giới thiệu tướng mạo, tài thao lược, côn quyền, câu thứ 7 trở đi mới nói đến họ, tên, lai lịch. Lối viết vừa “kín" vừa kích thích trí tò mò người đọc, hơn nữa là để nêu bật tính chất bí ẩn phi thường, xuất chúng của anh hùng Từ Hải: ngang tàng, bất khuất, tung hoành, khát vọng tự do, coi thường công danh vào luồn cúi:
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông.
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.
Nhân vật Từ Hải toát lên vẻ anh hùng của một người nam nhi chí ở bốn phương, đầu thì đội trời, thể hiện sự hiên ngang oai vệ không sợ trời, không sợ đất của một người con trai ngay thẳng, sống hiên ngang không khuất tất. Chân đạp đất thể hiện sự vững vàng trong dáng đi, trong tư thế của nhân vật này. Thông qua cách miêu tả của tác giả Nguyễn Du ta thấy được sự tài sự trân trọng của tác giả với vị anh hùng Từ Hải.
Trong mỗi vần thơ của mình Nguyễn Du luôn thể hiện sự kính trọng, yêu mến của tác giả với nhân vật của mình. Nhân vật Từ Hải là người anh hùng vô cùng lý tưởng đại diện cho khát vọng hướng tới sự tự do, phóng khoáng, luôn hướng tới sự hoàn mỹ trong cuộc sống. Từ Hải chính là một nhân vật đẹp trong tác phẩm Truyện Kiều.
Từ Hải cũng là nhân vật sống ngay thẳng trượng nghĩa, chính vì vậy, anh không hề chê Thúy Kiều xuất thân là gái lầu xanh, mà chỉ cần cảm nhận được tấm lòng trong trắng, sự hiểu biết cũng như đức hạnh của cô gái gian truân này liền lập tức chuộc thân cho nàng và cưới làm vợ.
Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa.
Trong giây phút đầu tiên gặp mặt, cả hai cùng có những sắc thái, biểu cảm ra bên ngoài vô cùng khác nhau. Khi Thúy Kiều gặp gỡ Kim Trọng thì nàng tỏ vẻ ngại ngần e thẹn của một cô gái mới lớn lần đầu biết yêu thương "Tình trong như đã mặt ngoài còn e". Còn khi Thúy Kiều gặp gỡ Từ Hải: "Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng đưa".
Trong mỗi câu thơ của Nguyễn Du đều thể hiện tình cảm của hai con người đồng lòng tìm thấy tiếng nói chung trong tình cảm của mình, nên cùng đưa đi liếc lại. Mặc dù lúc đầu Từ Hải đến lầu xanh gặp nàng Thúy Kiều không phải là gặp gỡ ong bướm trăng gió mà chính là gặp gỡ người tâm giao, tri kỷ, tâm phúc tương cờ. Thể hiện đôi Kiều - Hải là một đôi nam thanh nữ tú tìm thấy sự tương đồng trong tâm hồn của mình. Thúy Kiều sau khi trải qua nhiều gian nan, trải qua nhiều bến đỗ éo le trong tình cảm, hơn lúc nào hết cô cảm thấy cần một bờ vai vững chãi, một người anh hùng hiểu thấu nỗi lòng của mình cùng nhau gắn bó, tạo nên một mái ấm hạnh phúc.
Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau.
Hành động Từ Hải tới lầu xanh và quyết định chuộc thân nàng Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh thể hiện sự đàng hoàng của người quân tử, Từ Hải không ngần ngại cưới Thúy Kiều làm vợ, coi nàng là một người bạn tri kỷ tâm giao của mình. Người anh hùng Từ Hải cũng có sự đa tình riêng của mình, cũng như những chàng trai khác anh không thể nào không động lòng trước vẻ đẹp của Thúy Kiều. Từ khi Thúy Kiều làm vợ Từ Hải nàng trở lại đúng thân phận một cô gái ngoan hiền có xuất thân từ con nhà học thức.
Nàng thật sự là một người vợ hiền thục đảm đang thường xuyên lo lắng cho Từ Hải giữ trọn vẹn đạo nghĩa vợ chồng, thủy chung son sắc. Cuộc hôn nhân của Từ Hải và Thúy Kiều mang màu sắc lãng mạn, trữ tình, đôi trai tài gái sắc thật xứng đôi vừa lứa:
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.
Trong đoạn trích này từ giọng điệu của bài thơ đến ngôn ngữ đều trang trọng, thể hiện sự yêu mến của tác giả Nguyễn Du với đôi trai tài gái sắc Hải - Kiều. Khi hai ta về một nhà Thúy Kiều trở thành một cô gái thuyền quyên còn Từ Hải thì trở thành một chàng trai đa tình, ngoài vẻ anh hùng đội trời đạp đất, Từ Hải cũng tỏ ra chân thành, yêu mến Thúy Kiều vô hạn. Với Thúy Kiều đây thật sự là một khúc rẽ lớn, đưa cô từ một cô gái lầu xanh trở thành người có quyền chức địa vị trở thành một mệnh phụ phu nhân, giúp Thúy Kiều có cơ hội được báo ân, báo oán với những người đã giúp đỡ hoặc hãm hại nàng.
Tác giả Nguyễn Du vô cùng trân trọng, cuộc tình của hai người Thúy Kiều và Kim Trọng, trai anh hùng gái thuyền quyên, tác giả Nguyễn Du cũng dùng những lời lẽ vô cùng tốt đẹp để viết về Từ Hải khắc họa thành công một nhân vật anh hùng, hào hiệp, trượng nghĩa luôn hướng mình tới khát vọng tự do.
Thông qua đoạn trích ta thấy được tinh thần nhân đạo của nhà thơ Nguyễn Du với nhân vật Thúy Kiều của mình. Ông luôn dành một sự ưu ái vô bờ bến cho Thúy Kiều trong mỗi câu chữ của mình ông đều viết lên bằng cả tấm lòng bao dung nhân hậu cho người con gái tài sắc nhưng chịu cảnh gian nan vất vả.