Bài văn phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" số 8 - 10 Bài văn phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" của Nguyễn Du
Một trong những độc đáo của Truyện Kiều đó chính là nghệ thuật miêu tả. Nhắc tới miêu tả người ta không thể không nhắc tới bút pháp tả người của Nguyễn Du và đoạn trích được xem là hay nhất nói về tài năng tả người của Nguyễn Du đó là “chị em Thúy Kiều”. Trong đó tác giả đặc biệt chú ...
Một trong những độc đáo của Truyện Kiều đó chính là nghệ thuật miêu tả. Nhắc tới miêu tả người ta không thể không nhắc tới bút pháp tả người của Nguyễn Du và đoạn trích được xem là hay nhất nói về tài năng tả người của Nguyễn Du đó là “chị em Thúy Kiều”. Trong đó tác giả đặc biệt chú ý đến nhan sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều mà không lẫn với bất kì cô gái đẹp nào.
Bốn câu đầu giới thiệu khái quát về nhân vật Thúy Kiều và Thúy Vân về cái nhìn khách quan ban đầu:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”
Với bút pháp ước lệ, tác giả đã gợi được vẻ thanh cao, duyên dáng, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thuý Kiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” cốt cách như mai, tinh thần như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn hảo mang tính hình thể, tâm hồn cả hai đều đẹp “mười phân vẹn mười” nhưng mỗi người lại mang vẻ đẹp riêng.Câu thơ đầu đã khái quát đặc điểm của nhân vật: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Nàng sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.Để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều tác giả phải dùng tới 12 câu thơ để có thể khắc họa được hết của nàng:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.”
Gợi tả vẻ đẹp của Kiều tác giả vẫn dùng những hình tượng ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Đặc biệt khi hoạ bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt. Hình ảnh “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn” là hình ảnh mang tính ước lệ, đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ, gợi lên một đôi mắt đẹp trong sáng, long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét mùa xuân. Đôi mắt đó là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, trí tuệ. Tả Kiều, tác giả không cụ thể như khi tả Vân mà chỉ đặc tả đôi mắt theo lối điểm nhãn – vẽ hồn cho nhân vật, gợi lên vẻ đẹp chung của một trang giai nhân tuyệt sắc. Vẻ đẹp ấy làm cho hoa ghen, liễu hờn, nước nghiêng thành đổ.
Nguyễn Du không miêu tả trực tiếp nhân vật mà miêu tả sự ghen ghét, đố kị hay ngưỡng mộ, say mê trước vẻ đẹp đó, cho thấy đây là vẻ đẹp có chiều sâu, có sức quyến rũ, cuốn hút lạ lùng.Vẻ đẹp tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý, cái tài, cái tình đặc biệt của Kiều. Tả Thuý Vân chỉ tả nhan sắc, còn tả Thuý Kiều, tác giả tả sắc một phần thì dành hai phần để tả tài. Kiều rất mực thông minh và đa tài “Thông minh vốn sẵn tính trời”.
Tài của Kiều đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, hội đủ cầm, kỳ, thi, hoạ “Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm”.Tác giả đặc tả tài đàn – là sở trường, năng khiếu, nghề riêng của nàng “Cung thương lầu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Không chỉ vậy, nàng còn giỏi sáng tác nhạc. Cung đàn Bạc mện của Kiều là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm
“Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.
Tả tài, Nguyễn Du thể hiện được cả cái tình của Kiều: Chân dung Thuý Kiều là bức chân dung mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp khi cho tạo hoá phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị, tài hoa trí tuệ thiên bẩm “lai bậc” đủ mùi, cả cái tâm hồn đa sầu đa cảm khiến Kiều không thể tránh khỏi định mệnh nghiệt ngã, số phận éo le, gian khổ bởi “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. “Trời xanh quen thói mà hồng đánh ghen”.
Cuộc đời Kiều hẳn là cuộc đời hồng nhan bạc mệnh.Có thể nói tác giả đã rất tinh tế khi miêu tả nhân vật Thuý Kiều: Tác giả miêu tả chân dung Thuý Vân trước để làm nổi bật chân dung Thuý Kiều, ca ngợi cả hai nhưng đậm nhạt khác nhau ở mỗi người: chỉ dành bốn câu thơ để tả Vân, trong đó dành tới 12 câu thơ để tả Kiều, Vân chỉ tả nhan sắc, Kiều cả tài , sắc, tình đều đặc đặc tả. Đó chính là thủ pháp đòn bẩy.
Tóm lại, đoạn trích đã thể hiện bút pháp miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du khắc hoạ nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.