Bài văn phân tích hình ảnh giọt nước mắt của Chí Phèo số 7 - 8 Bài văn phân tích hình ảnh giọt nước mắt của Chí Phèo trong "Chí Phèo" của Nam Ca
Nếu Chị Dậu trong tác phẩm tắt đền của Ngô Tất Tố nghèo khó đến mức phải bán chó bán luôn cả con thì chí ít chị còn có một gia đình, một ngôi nhà để sống và chị còn được làm người còn Chí Phèo nhân vật của Nam Cao trong truyện ngắn cùng tên không những không có mẹ cha, không một tấc ...
Nếu Chị Dậu trong tác phẩm tắt đền của Ngô Tất Tố nghèo khó đến mức phải bán chó bán luôn cả con thì chí ít chị còn có một gia đình, một ngôi nhà để sống và chị còn được làm người còn Chí Phèo nhân vật của Nam Cao trong truyện ngắn cùng tên không những không có mẹ cha, không một tấc đất cắm dùi mà ngay cả làm người Chí cũng không được. Chí bị người làng Vũ Đại coi như một con quỷ dữ, nhưng Chí chỉ có thể làm quỷ dữ khi Chí say còn khi tỉnh Chí không thể nào liều được. Nhưng có thể nói nhà văn Nam Cao xây dựng nhân vật này không chỉ để cho người đọc thấy những câu chửi, những lần rạch mặt ăn vạ của Chí mà còn là những giọt nước mắt của Chí.
Trước hết đó là giọt nước mắt chào đời và giọt nước mắt khi Chí bị bỏ bên lò gạch. Mặc dù nhà văn Nam Cao không dành một câu văn hay một từ nào trong truyện để nói về tiếng khóc của Chí nhưng chúng ta vẫn có thể biết được điều đó. Vì khi chào đời đứa bé nào cũng cất tiếng khóc đầu tiên. Đó chính là giọt nước mắt hạnh phúc báo hiệu cho sự ra đời của một sinh linh nhỏ bé. Còn khi Chí bị bỏ bên lò gạch thì đó chính là tiếng khóc của đứa trẻ đói sữa, lạnh giá không có sự chăm sóc của người thân là mẹ mình. Đó là những giọt nước mắt của một sinh linh nhỏ bé thật đáng thương biết bao. Chí hiện lên tím ngắt qua lời kể của một anh phát hiện ra Chí và cứu Chí. Chí được một người nhận nuôi cho đến khi lớn lên thành một chàng trai hiền lành khỏe mạnh.
Không những thế giọt nước mắt ấy còn là những giọt nước mắt thấy nhục nhã khi bị bà Ba nhà Bá Kiến lợi dụng rồi Bá Kiến lại đẩy anh chàng hiền lành lương thiện vào nhà tù. Đó là câu chuyện khi Chí lớn lên anh là mộ chàng trai hiền lành khỏe mạnh, anh làm hết việc này lại việc kia, anh đi ở cho nhà Bá Kiến. Cái ông Bá Kiến ấy đã già mà năm thê bảy thiếp cso bà nhì rồi lại có bà ba. Khổ một nỗi cái bà ba kia dâm đãng lẳng lơ thấy Chí khỏe mạnh thì lợi dụng. Bà ba ấy cứ bắt Chí phải đấm bóp cho nhưng khổ một nỗi cứ muốn bóp lên mãi trên cơ.
Khiến cho ông Bá Kiến tức giận và nhẫn tâm lập ra mưu để đẩy Chí vào tù cho rảnh nợ. Những giọt nước mắt Chí lại rơi vì nhục nhã và uất hận. Chí bỗng nhiên lại bọ đầy vào tù trong khi mình không hề làm điều gì sai trai. Nhưng chính hành động ấy của ông Bá Kiến mới làm nên bi kịch của cuộc đời Chí. Đồng thời nó cũng mang đến những giọt nước mắt khác khi Chí ra khỏi tù sau này. Có thể thấy rằng cái xã hội phong kiến ấy đã làm cho cuộc đời Chí ngấp tràn trong những giọt nước mắt.
Sau những năm tháng ấy cánh cửa nhà tù đã nhuộm đen tâm hồn Chí, anh từ một chàng trai hiền lành lương thiện sau đó lại trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí về làng với bộ dạng gớm ghiếc, nào là răng trắng hớn, xăm trổ đầy mình, mặc áo tây vàng quần nái đen. Giọt nước mắt của Chí được thể hiện qua những câu chửi mà mở đầu đoạn trích nhà văn Nam Cao đã cho Chí xuất hiện một cách đầy ấn tượng. Bên cạnh sự ấn tượng về nhân vật ấy nhà văn như nhấn mạnh vào bi kịch của cuộc đời Chí. Đoạn văn mở đầu như là một cái luận điểm mà những câu chuyện về sau giống như bổ nghĩa diễn dịch cho luận điểm ấy. Chí chửi trời có hề gì trời đâu có riêng nhà ai, thế rồi Chí chửi đời, đời có của riêng nhà ai. Chí lại chửi những người làng Vũ Đại nhưng có hề gì người ta cứ nghĩ là Chí chừa mình ra. Chính vì thế mà Chí không giao tiếp được với ai cả. Những câu chửi ấy chẳng khác nào những tiếng khóc, những giọt nước mắt chua chát của Chí khiến cho ta phải suy nghĩ. Chí chửi như thế chẳng qua là muốn giao tiếp với mọi người nhưng chẳng ai thèm quan tâm Chí chính vì thế mà Chí đang chửi mà như đang khóc.
Không những thế mà hình ảnh giọt nước mắt của Chí còn là giọt nước mắt của ăn vạ. Chí về làng nhưng lại bị Bá Kiến biến thành tay sai đắc lực của mình. Chí không những không làm gì được bố con nhà Bá Kiến mà lại bị chúng lừa lọc mặc mắc mưu. Chí khóc để ăn vạ đòi tiền cho bọn Bá Kiến để lấy tiền uống rượu. Có thể nói giọt nước mắt của ấy đã làm cho Chí biến thành một công cụ kiếm tiền cho Bá Kiến, Chí không còn tỉnh táo chỉ có rượu mà thôi.
Tiếp đó giọt nước mắt ấy còn là giọt nước mắt của hạnh phúc khi Thị Nở đến bên cuộc đời Chí. Sau một đêm cảm lạnh Chí thức dậy trong lòng đầy xao xuyến, lần đầu tiên Chí tỉnh rượu, Chí thấy miệng mặn chát và lắng nghe được những âm thanh bên ngoài kia mà bao lâu chí bỏ quên. Thị Nở mang đến cho Chí bát cháo hành giải rượu Chí thấy mắt mình hình như ươn ướt. Đấy là những giọt nước mắt hạnh phúc đầu tiên trong cuộc đời Chí. Chí hạnh phúc vì đây là lần đầu tiên Chí được sự quan tâm của người khác, đặc biệt là người đàn bà mà khi Chí không phải rạch mặt hay đâm chém gì. Có lẽ Thị Nở người đàn bà xấu xí kia đã đánh thức tâm hồn Chí bằng chính lòng thương người của mình.
Tuy nhiên giọt nước mắt hạnh phúc ấy không được bao lâu thì Chí lại phải đón nhân những giọt nước mắt của đau khổ. Bà cô Thị cấm Thị qua lại với Chí chính vì thế mà Chí đang vui bỗng nhiên lại buồn trở lại. Dẫu Chí có uống bao nhiêu rượu thì cũng không thể nào say được bởi vì nỗi đau ấy quá lớn với Chí. Chí đến thẳng nhà Bá Kiến cái kẻ mà làm cho Chí ra nông nỗi này mà thẳng tay giết chết hắn. Chí khóc mà hét lên rằng “ Ai cho ta lương thiện”, “ta muốn làm người lương thiện”. Tiếng khóc ấy không chỉ là nỗi đau bế tắc cùng cực mà đó còn là tiếng khóc của thức tỉnh lương tâm. Chí thấy mình muốn trở thành lương thiện cho nên Chí đã thức tỉnh. Mặc dù Chí chết nhưng đó lại chính là sự giải thoát cho cuộc đời bị tha hóa của Chí.
Qua đây ta thấy nhân vật chí Phèo hiện lên thật đẹp và cũng vô cùng hay. Giọt nước mắt của Chí đã để lại biết bao nhiêu suy nghĩ trong lòng người. Cũng có lẽ vì thế mà truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao đến nay vẫn thu hút được biết bao nhiêu bạn đọc. Chúng ta ngày nay trân trọng những giọt nước mắt kia của Chí Phèo.