Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" số 6 - 6 Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam
Xúc cảm của Thạch Lam thường bắt nguồn và lấy từ những chân cảm với đời, với những con người ở tầng lớp nghèo, thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, nhạy cảm trước cuộc sống của mọi người xung quanh. Chính tình cảm và sự quý mến ấy của ông đã giúp ông nhận ...
Xúc cảm của Thạch Lam thường bắt nguồn và lấy từ những chân cảm với đời, với những con người ở tầng lớp nghèo, thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, nhạy cảm trước cuộc sống của mọi người xung quanh. Chính tình cảm và sự quý mến ấy của ông đã giúp ông nhận thức sâu sắc tinh tế, “hai đứa trẻ” là một tác phẩm của Thạch Lam đã làm tái hiện lên hiện thực và giá trị nhân đạo vô cùng mới mẻ, đặc sắc, trỗi dậy được những rung động cực điểm trong tâm hồn bao thế hệ bạn đọc.
Tác phẩm Hai Đứa Trẻ được in trong tập “nắng trong vườn” xuất bản năm 1938, chuyện nhưng không có chuyện chỉ là câu chuyện tâm tình, câu chuyện không phát triển theo lôgic sự kiện mà giống như một bài thơ trữ tình đầy xót thương gói gọn trong không gian nhỏ hẹp nơi Phố huyện nghèo, hẻo lánh, với những con người nhỏ bé, những cảnh đơn điệu, hắt hiu….Phải chăng câu chuyện ấy cũng chính là câu chuyện đời tác giả – một cuộc đời buồn Giản dị mà tâm hồn sâu sắc.
Sinh ra tại Hà Nội nhưng thủa nhỏ Thạch Lam sống ở quê ngoại, ở phố Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. Đó là một Phố huyện nghèo, hẻo lánh tiêu điều mà suốt thời thơ ấu ông đã ở đó cùng một người chị gái, sống những năm tháng buồn tẻ lay lắt, nhạt nhòa. Có lẽ truyện ngắn “hai đứa trẻ” chính là một trong những nhật ký về quãng thời gian Thạch Lam sống ở đây, nên ông mới thấu hiểu được nỗi khổ của những kiếp người nhỏ bé như vậy, từ đó vẽ nên một bức tranh Phố huyện U buồn tĩnh mạch, để thể hiện giá trị nhân đạo và hiện thực một cách sâu sắc.
Trước hết giá trị hiện thực thể hiện rõ ở bức tranh Phố huyện nghèo nàn với những cảnh đời mòn mỏi, quấn quanh bế tắc, đó chính là hình ảnh khái quát đầy đủ cái tăm tối chật hẹp của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Bức tranh đời sống Phố huyện mở ra bằng một cảnh chiều tàn với những âm thanh quen thuộc của đồng quê, bắt đầu bằng tiếng trống thu không vang vọng như đang gọi “chiều chiều rồi” một chiều êm ả như ru vắng vẳng tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng, theo gió nhẹ đưa vào, hòa vào đó là tiếng muối kêu thật gợi buồn, lại một buổi chiều nữa mà Liên phải chứng kiến cảnh vật thiên nhiên trong ánh mặt trời lụi tàn, đỏ rực như lửa cháy khiến những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, tiếp đến là những lũy tre làng đen lại vòi cắt hình rõ rệt trên nền trời, cảnh thiên nhiên Phố huyện lúc chiều xuống càng trở nên ám ảnh khi mùi ẩm mốc bốc lên, hòa với hơi nóng của ban ngày, lẫn với cát bụi….
Với hai chị em Liên đó là mùi riêng của đất, mùi quê hương bình dị quen thuộc bên âm thanh mờ nhạt và thưa thớt, đến mức chỉ còn nghe thấy tiếng hoa bàng rụng xuống trên tay khe khẽ từng loạt một. Phố huyện nghèo giờ chìm ngập trong bóng tối dày đặc, mênh mông tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng đen sẫm hơn nữa, bóng tối càng mênh mông dày đặc hơn khi tác giả điểm vào đó những điểm sáng le lói lập lòe yếu ớt của đàn đom đóm một đốm sáng lờ mờ của ngọn đèn hàng nước chị Tí, những hột sáng nhỏ nhoi, lọt qua bên cửa, rồi gian hàng chị em Liên…..
Những đốm sáng trong đêm tối ấy phải chăng là biểu tượng cho kiếp người nhỏ bé vô danh sống cuộc sống leo lét, vất vưởng trong Đêm tối của xã hội cũ và chỉ bằng những mảnh đời nhỏ bé như những hạt cát cuộc sống. Thạch Lam đã tái hiện chân thực cảnh sống quẩn quanh buồn tẻ nơi Phố huyện nghèo, đó là gia đình chị Tý ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng, dẫu chẳng kiếm được là bao nhưng ngày nào chị cũng dọn hàng từ chập tối cho đến đêm. Cả gia tài Của chị chỉ có một chõng hàng, hay đó là bà cụ Thi điên với điệu cười khanh khách, đau khổ, là bác Siêu với gánh phở xa xỉ, gia đình bác Sẩm với điệu đàn bầu run bần bật.
Và cuối cùng là hai chị em Liên chính là mảnh đời đáng thương nhất, có tâm hồn đặc biệt nhạy cảm nên chúng sớm nhận ra nhịp điệu buồn tẻ của cuộc sống nơi Phố huyện. Chừng ấy mảnh đời kiếp người đã làm sống dậy hiện thực xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, một xã hội sa sút tiêu điều, tồi tệ, một xã hội “đang nổi váng lên” đó là một xã hội với những hình nhân biết cử động. Trong thiên truyện ý tưởng của Xuân Diệu “Tỏa Nhị Kiều” họ thực sự là những con người sống một cuộc đời tẻ nhạt, như tàu không đổi chuyến những kiếp người quẩn quanh đó đã đi sâu vào trong thơ của Huy Cận
“quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu
tới hay lui vẫn bẳng ấy mặt người
vì quá thân nên quá đỗi buồn cười
mà nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện”
(quanh quẩn)
Không đi vào xung đột gay gắt, những số phận thê thảm như những nhà văn hiện thực. Thạch Lam đã lặng lẽ góp nhặt những mảnh đời thường nhật, những nhịp sống quen thuộc bình lặng nhưng lẫn khuất leo lét trong bóng tối tính mịch để làm nên một bức tranh hiện thực thật khó quên.
Đọc xong truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam, Ta thấy nhà văn không đi vào tố cáo sự đàn áp, bất công của xã hội, cũng không khiến người đọc phải chứng kiến những cảnh bóc lột, hành hạ của giai cấp thống trị đương thời. Nhưng tác phẩm vẫn chất chứa một tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
Tư tưởng nhân đạo ấy trước hết là toát lên từ niềm xót thương chân thành của nhà văn trước những cảnh đời đơn điệu hắt hiu nơi Phố huyện nhỏ, nhà văn xót xa bởi họ phải sống một cuộc sống vô cùng trong cái ao đời phẳng lặng, họ đang tồn tại chứ không phải đang sống. Từ gia đình chị Tý ngày nào cũng mò cua bắt ốc, tối dọn hàng cứ đều đều như thế dù chẳng kiếm được là bao, bác Siêu với gánh phở của mình, hy vọng sẽ kiếm được chút gì đó để tồn tại, để cầm cự với sự sống. Nhưng ở nơi Phố huyện này phở là một món hàng xa xỉ, vì vậy nguy cơ ế là rất cao. Bác Sẩm dùng lời ca tiếng hát để kiếm sống nhưng ở nơi cái ăn còn chẳng có thì người dân nghèo lấy đâu ra tiền để thưởng thức âm nhạc.
Vì vậy cái nghèo đã luôn rình rập quanh gia đình bác, đây chính là điển hình cho những cuộc đời lay lắt, ngoi ngóp nơi Phố huyện, đó chỉ là sự cầm chừngm sự tồn tại trong vô vọng chứ không phải sự sống thực, phải chăng đó chính là sản phẩm của một cuộc sống mỏi mòn, quẩn quanh, người điên, người thì còn đó nhưng đời đã tàn quá nửa. Khi ta bắt gặp hình ảnh cụ Thi điên, cụ chỉ đủ tiền để mua một ngụm rượu uống một hơi cạn sạch.
Đó là một hình ảnh đầy sức ám ảnh với dáng đi lảo đảo, với tiếng cười khanh khách lan vào trong bóng đêm và cuối cùng là hai đứa trẻ chính là Liên và An, chúng còn nhỏ nhưng đã phải thay mẹ quán xuyến cửa hàng, hơn nữa chúng còn có một tuổi thơ tươi đẹp nơi Hà Nội rực rỡ ánh đèn. Tất cả họ từ chị em Liên đến mẹ con chị Tí, gia đình bác Sẩm,Bác Siêu, cụ Thi điên đều tồn tại trong một nhịp sống trẻ, cuộc sống bế tắc với những công việc tẻ nhạt, buồn chán lặp đi lặp lại. Ngày nào cũng vậy chiều nào cũng thế, đem ra rồi lại dọn vào , gánh đi rồi lại
gánh về. Đọc và thấu hiểu được nhịp điệu ấy, nhà văn thương họ, thương cho tất cả những ai phải sống một cuộc đời tẻ nhạt sống bằng phẳng như Nam Cao nói trong Sống Mòn “Cuộc sống cứ mòn đi, đổ ra,bốc lên”…Thấm đẫm tinh thần xót thương ấy tác phẩm của Thạch Lam có giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc. Đó cũng chính là điểm gặp gỡ giữa Thạch Lam với các tác giả khác như Xuân Diệu với khát vọng sống có ý nghĩa
“ Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
Không chỉ dừng lại ở sự xót thương với hình ảnh đoàn tàu đi qua phố huyện, Thạch Lam dường như còn muốn gióng lên trong tâm trí con người một tia hy vọng, một ước mơ cháy bỏng. Ánh Sáng của con tàu hay chính là niềm khao khát một cuộc sống có ý nghĩa hơn dẫu chỉ là trong mơ, chừng ấy con người khi đêm đã về khuya nên vẫn thao thức không ngủ cho tới khi nghe tiếng còi xe lửa ở đâu đó vang lại trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi, Liên đã kêu lên “Dậy đi An! Tầu đến rồi”.
Chuyến tàu chỉ dừng lại trong giây lát rồi đi vào đêm tối mênh mông, giống như một ánh sao băng lấp lánh bất chợt bay qua nền trời rồi vụt tắt mang theo bao ước mơ và hoài bão, đi tới nơi nào chẳng rõ nên hai chị em Liên vẫn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh leo lét trên toa sau cùng xa xa mãi rồi khuất hẳn sau rặng tre, mà Liên vẫn cứ lặng theo mơ tưởng, dường như Liên đang nhấp nhói trong lòng một ước ao đổi đời, một cuộc sống hiện tại vẫn nhen nhóm một niềm tin hi vọng, một ngày nào đó được trở lại cuộc sống tươi sáng hơn như những ngày ở Hà Nội. Trong ý nghĩ hồn nhiên, non nớt và tội nghiệp của Liên, Hà Nội là một thiên đường trong mơ, nhìn theo đoàn tàu đang xa dần, xa dần trong lòng Liên cứ rộn lên những bồi hồi, xao xuyến. Ánh mắt của cô bé cứ đắm chìm mãi vào cõi mơ, tưởng như nghĩ về quá khứ về tương lai và hiện tại, quá khứ tuổi thơ tươi sáng qua lâu rồi, tương lai thì mờ nhạt, mong manh, còn hiện tại thì ngập bóng tối….
Những trạng thái tâm trạng ấy thật mơ hồ, mong manh mà chỉ có một tâm hồn nhạy cảm cùng với một tấm lòng nhân đạo của của Thạch Lam mới có thể phát hiện và thấu hiểu được. Với chị em Liên chuyến tàu từ Hà Nội về không chỉ Là kí ức mà còn là hình ảnh của một tương lai tươi sáng nhưng đẹp như một giấc mơ trong truyện cổ tích thần kỳ, nó như một ánh hào quang, một vệt sáng rồi tắt dần xa dần trong tâm trạng tiếc nuối của cô bé Liên. Nhưng dẫu sao đây vẫn là một niềm vui, một niềm an ủi làm vơi đi nỗi buồn tẻ nhạt của hiện tại, để hai chị em Liên chìm vào trong giấc ngủ sau một ngày buồn tẻ.
Đọc xong truyện ngắn hai đứa trẻ ta có cảm giác như được đọc một bài thơ trữ tình đượm buồn, bởi qua tâm trạng của hai chị em Liên, ta rất dễ nhận ra một tiếng nói tâm tình thầm kín nhẹ nhàng, nhưng thấm thía vô cùng trong lòng người đọc, qua đó ta còn thấy người được ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ qua việc thể hiện giá trị nhân đạo và hiện thực một cách mới mẻ đặc sắc, với sự kết hợp hài hòa giữa hai giá trị lớn này truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam sẽ còn sống mãi trong lòng bạn đọc.