Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" số 5 - 6 Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam
Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhà văn đánh thức trong những tâm hồn mệt mỏi, cam chịu những ước mơ mãnh liệt về một cuộc đời đẹp đẽ hơn, có ý nghĩa hơn. Nói cách khác, đó là một lời nhắn gửi: ít ra thì trong cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, con người cũng phải biết khao khát một điều gì ...
Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhà văn đánh thức trong những tâm hồn mệt mỏi, cam chịu những ước mơ mãnh liệt về một cuộc đời đẹp đẽ hơn, có ý nghĩa hơn. Nói cách khác, đó là một lời nhắn gửi: ít ra thì trong cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, con người cũng phải biết khao khát một điều gì đó; hãy cố gắng vượt lên, đừng buông xuôi theo số phận, đừng để số phận chôn vùi, mỗi người có thể là vô danh, song đừng sống vô nghĩa.
Nhân đạo, lòng thương người (biểu hiện cụ thể: thấu hiểu, thông cảm, xót thương, nâng niu, trân trọng,... con người; lên án, phê phán những thế lực chà đạp con người). Trước hết, qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhà văn đã phản ánh một cách chân thực về cuộc sống mòn mỏi của những con người nơi phố huyện (mẹ con chị Tí, vợ chồng bác xẩm, bác phở Siêu, cụ Thi điên,... đặc biệt là hai chị em Liên và An). Đặc điểm chung của những con người này là phải sống một cuộc sống héo hắt, mòn mỏi trong hiện tại và có những mong đợi mơ hồ về một tương lai xa xôi, gần như vô vọng. Viết về họ, nhà văn đã thể hiện sự cảm thông và xót thương sáu sắc với những kiếp đời tàn.
Tác giả đi sâu thể hiện tâm trạng của hai đứa trẻ, đặc biệt là tâm trạng của Liên, cảnh chờ tàu và tâm trạng của Liên khi chờ tàu. Qua đó, nhà văn thể hiện sự trân trọng, nâng niu một cách trìu mến những niềm vui, niềm hi vọng - dù mong manh - của những con người nơi phố huyện vềmột cuộc sống hạnh phúc.
Đương thời, các nhà văn khác trong nhóm Tự lực văn đoàn hăng hái viết những tác phẩm đãphá lễ giáo phong kiến, cổ vũ cho tự do hôn nhân, hô hào cải cách xã hội. Các nhà văn hiện thực như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,... cũng thể hiện tư tưởng nhân đạo khi viết về con người, đặc biệt là người nông dân nhưng đối tượng mà họ hướng tới là những "người lớn", nhân vật trung tâm của thời đại, với những vấn đề nóng hổi, lớn lao như tình trạng con người bị bần cùng hoá, lưu manh hoầ; con người bị tha hoá bởi đồng tiền;...
Truyện ngắn của Thạch Lam nói chung, Hai đứa trẻ nói riêng đã thể hiện những nét đạc sắc trong tư tưởng nhân đạo của nhà văn. Đối tượng mà ông hướng tới là những kiếp người nhỏ bé, đặc biệt là những đứa trẻ - những đối tượng tưởng như không phải là nhân vật trung tâm của thời đại.
Qua tâm trạng của hai đứa trẻ, nhất là tâm trạng của Liên, tác phẩm thể hiện niềm xót thương vôhạn đối với những kiếp người nhỏ bé, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc thực sự, đến trong ước mơ cũng chẳng biết ước mơ gì hơn một chuyên tàu đêm vụt đi qua cái phố huyện tiêu điều, xơ xác của cuộc đời mình. Ông đã phát hiện và trân trọng những khát khao được đổi đời chính đáng của con người (dù chỉ trong giây lát), nhất là ở những đứa trẻ - những mầm sống nhỏ nhoi đang có nguy cơ bị úa tàn trên mảnh đất cằn cỗi.
Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhà văn đánh thức trong những tâm hồn mệt mỏi, cam chịu những ước mơ mãnh liệt về một cuộc đời đẹp đẽ hơn, có ý nghĩa hơn. Nói cách khác, đó là một lời nhắn gửi: ít ra thì trong cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, con người cũng phải biết khao khát một điều gì đó; hãy cố gắng vượt lên, đừng buông xuôi theo số phận, đừng để số phận chôn vùi, mỗi người có thể là vô danh, song đừng sống vô nghĩa.
Tư tưởng nhân đạo độc đáo ấy được thể hiện trong một truyện ngắn không có cốt truyện mà cấu tứ như một bài thơ trữ tình, mỗi phần là một đoạn thơ, với những chi tiết được tổ chức không phải để miêu tả sự kiện mà để thể hiện những diễn biến tâm trạng, tình cảm của con người. Thấp thoáng sau các cảnh, các nhân vật là hình bóng của nhà văn - một con người nhân hậu, giàu tình thương, tinh tế, dịu dàng, nhạy cảm với nỗi buồn và cái khổ của những người dân nghèo trong xã hội cũ.
Tác phẩm kết thúc nhưng còn để lại trong tâm hồn người đọc bao dư vị mơ hồ, man mác mà ấm áp của tình quê hương, đúng như Nguyễn Tuân đã viết: "Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín".