Bài văn phân tích đoạn văn ''Vào Trịnh Phủ'' hay nhất
Phân tích đoạn văn ''Vào Trịnh Phủ'' trích ''Thượng Kinh Kí sự'' của Lê Hữu Trác. Đoạn trích kể lại một chuyến đi, theo trình tự không gian như ta thường gập trong các du kí, từ không gian vòng ngoài là phù chúa đến không gian bên trong là cung chúa.... Bài làm ...
Phân tích đoạn văn ''Vào Trịnh Phủ'' trích ''Thượng Kinh Kí sự'' của Lê Hữu Trác. Đoạn trích kể lại một chuyến đi, theo trình tự không gian như ta thường gập trong các du kí, từ không gian vòng ngoài là phù chúa đến không gian bên trong là cung chúa....
Bài làm
‘Thượng kinh kí sự'là một tập bút ký rất hiếm và quý trong văn học cổ Việt Nam thế kỉ XVIII. Tác phẩm viết bằng chữ Hán kể lại tỉ mỉ một chuyến đi của Lê Hữu Trác được triệu từ quê hương Hà Tĩnh ra kinh đô chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm và cho thê tử Trịnh Cán.
Đoạn trích kể lại một chuyến đi, theo trình tự không gian như ta thường gập trong các du kí, từ không gian vòng ngoài là phù chúa đến không gian bên trong là cung chúa.
Từ nhà trọ đến cửa phủ chúa, tác giả đã thấy gì? Nét nổi bật là người đầy tớ của quan đầu triều Hoàng Đình Bảo: anh ta gõ cửa rất gấp, thở hổn hển báo tin có thánh chỉ triệu Lê Hữu Trác vào chầu ngay, rồi chạy đàng trước cáng hét đường, cáng chạy như ngựa lồng ... Tại sao? Vì có lệnh chúa, để thực hiện lệnh chúa, đủ biết uy quyền của chúa Trịnh ghê gớm đến mức như thế nào.
Từ cửa phủ đi sâu vào bên trong, quang cảnh ra sao? Tác giả miêu tả khách quan bằng những chi tiết chính xác, tinh tế, kèm đôi nhận xét kín đáo, có vẻ không phê phán gì cả, nhưng tự nó bức tranh khách quan ấy lại có ý nghĩa phê phán sâu sắc.
Lê Hữu Trác được dẫn từ cửa phủ vào điếm Hậu Mã đến Phòng Chè, rồi lại từ Phòng Chè ra điếm Hậu Mã, chờ có lệnh mới được vào cung chúa. Dọc đường đi vào đi ra, Lê Hữu Trác đã có những cảm nhận gì về cái Phủ Chúa thâm nghiêm kín cổng này?
Một nơi thâm nghiêm đầy uy quyền với nhiều cửa và nhiều vệ sĩ canh gác, đi một bước phải có người dẫn đường, qua mỗi cửa đểu có người giữ thẻ.
Một cảnh giàu sang xa hoà khác thường, tột độ với những vườn cảnh ríu rít chim kêu, rực rỡ hoà quý, ngào ngạt hương thơm, những lâu đài to lớn cao rộng lộng lẫy màu sắc, chói lọi sơn son thiếp vàng. Tác giả đặc tả điếm Hậu Mã, nhà Đại Đường và Phòng Chè để phơi bày tất cả cái xa hoà, cầu kỳ, kiểu cách trong Phủ Chúa: điếm Hậu Mã chỉ là nơi nghi tạm của quan Chánh đường đứng dầu triều mà cũng xây dựng cầu kỳ, bao lơn lượn vòng, toàn cây lạ đá quý, bữa cơm ở đây toàn mâm vàng chén ngọc, của ngon vật lạ. Nhà Đại Đường là ngôi nhà lớn cao rộng, đổ nghi trượng đểu sơn son thếp vàng, có kiệu để chúa đi, sập để chúa ngồi, cả võng điểu để chúa nằm. Phòng Chè là một lầu son gác tía, dành riêng để chúa con ốm o bệnh tật ra uống thuốc. Miêu tả khách quan là chính, đôi chỗ tác giả thoáng kín đáo nhận xét: ‘Tôi nghĩ bụng ... cánh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thưởng! ... Trước sập và hai bên bày bàn ghế, những đổ đạc nhân gian chưa từng thấy ... Mâm vàng, chén bạc, đổ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giở mới biết cái phong vị của nhà đại gia’. Quả là một cuộc sống đế vương xa lìa, xa cách nhân dân một trời một vực.
Một cảm nhận sâu sắc khác nữa của Lê Hữu Trác, ngoài cảnh vàng son kiêu sa tột độ, quyền uy ghê gớm của vua chúa, là cảnh luồn cúi của những ai đem thân vào đây hầu hạ. Tác giả không nói ra, để sự việctự nó nói lấy. ở Phòng Chè bảy tám lương y của sáu cung, hai viện, ngày đêm chầu chực để hầu thuốc cho chú bé con ốm yêu gọi là Thế tử Trịnh Cán, tất cả đểu khúm núm kính sợ quan Chánh đường, quan có ngồi thì mọi người mới dám ngồi theo thứ tự. Bản thân tác giả là một danh y được triệu vào chữa bệnh cho chúa mà vẫn chưa được phép gập ngay bệnh nhản, phải tạm quay ra điếm Hậu Mã. Vì một lí do vừa khôi hài vừa xúc phạm con người: Trịnh Sâm đang mải vui vẩy với cung tần mĩ nữ, chưa cho phép danh y vào chầu. Uy quyền cùa vua chúa to lớn quá, con người vào đây hầu hạ thành bé nhỏ quá.
Đến khi được dẫn vào cung chúa, Lê Hữu Trác có dịp mắt thấy tai nghe nhiều điểu bí ẩn trong thâm cung, nghĩ đời không thể biết được. Ông kể tỉ mỉ, khách quan, không một lời bình luận,chọn những chi tiết tự nó nói được nhiều nhất cảnh và người nơi đây.
Cảnh thật lạ: lối đi tối om, không có cửa ngõ, qua đến năm sáu lần màn gấm che cách thì tới một phòng rộng có ánh sáng nhưng không phải ánh sáng mặt trời mà toàn ánh nến và đèn sáp, ngồi trên sập thếp vàng là một chú bé áo đỏ, một lá màn
che ngang phía sau, thấp thoáng cung nữ và to nhỏ tiếng người - cảnh xa hoà tột độ nhưng kì quái, thâm cung mà như một âm cung cách biệt trần thế.
Người cũng thật lạ: tác giả tập trung miêu tả Thế tử Trịnh Cán, người được Trịnh Sâm chọn nối nghiệp cai quản đất nước trị vì thiên hạ. Lê Hữu Trác kể lại giọng rất nghiêm trang, có phần kính cẩn (tôi nín thở đứng chờ ở xa... tôi khúm núm đến trước của sập xem mạch,...) nhưng tự bản thân người và cảnh, dưới ngòi bút của ông, vẫn toát ra một cái gì vừa ngộ nghĩnh vừa tức cười, vừa bệnh hoạn. Ngộ nghĩnh với ông chúa tí hon mặc áo đỏ ngồi trên sập vàng, giữa một thế giới gấm vóc vàng son, kẻ hầu người hạ. Tức cười với hình ảnh ông chúa trẻ con, thấy Lê Hữu Trác cúi lạy ‘ông’ bốn lạy theo lệnh của quan Chánh Đường, khoái chí cười ‘han’ một lời khen rất con nít: ‘Ông này lạy khéo’. Bệnh hoạn với hình ảnh ông chúa nhỏ ‘da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, chân taygầy gò’ -chưakể chúa cha là Trịnh Sâm hoang dâm vô độ, sức tàn lực kiệt, sợ nắng sợ gió, sợ cả ánh sáng mặt trời - cha con sống trong thâm cung, gấm vóc phủ kín, thắp sáng toàn bằng nến và đèn sáp.
Tóm lại, Lê Hữu Trác với tài quan sát, biết chọn những chi tiết đặc sắc, miêu tả khách quan và tỉ mỉ, đã vẽ ra một bức tranh hiện thực rất chân thực, kín đáo phê phán một triều chính suy đồi:
- Người cầm quyến sống xa hoà, xa cách, xa lìa nhân dân quần chúng.
- Người cầm quyền không còn khả năng cầm quyền.
- Cuộc sống luồn cúi, mất tự do của những kẻ ham danh lợi đem thân vào hầu hạ trong phủ chúa.
Đoạn văn ‘Vào Trịnh phù’ không chỉ vẽ ra một bức tranh hiên thực có ý nghĩa phê phán sâu sắc, nó còn bước đầu ghi lại một cuộc đấu tranh nôi tâm trong con người Lê Hữu Trác quanh vấn đế tự do và danh lợi.
Là một danh y, ông đã tìm ra nguyên nhân bệnh tật và cách chữa bệnh cho Trịnh Cán. Điểu lạ là ông không mừng mà lại lo (nếu mình làm có kết quà thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được). Ông lo bệnh khỏi, chúa sẽ thưởng danh lợi, giữ ông lại kinh đô, không thể trở về cuộc đời tự do dân dã trong núi. Vấn để ông lo lắng là vấn để tự do và danh lợi. Giải quyết vấn đề thế nào cho đúng?
Lúc đầu, ông định bốc một thứ thuốc không trúng bệnh nhưng không có hại cho bệnh nhân, bệnh không khỏi, chúa sẽ không dùng nữa và ông sẽ được tự do (‘chi hằng ta dùng phương thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì không sai hao nhiêu’).
Với lương tâm người thầy thuốc ông đã phải trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng gay go, phức tạp, cuối cùng ông đã thay đổi ý kiến. Sau đơn thuốc đầu tiên chúa Trịnh hiểu rõ tài năng của ông, ban thưởng và giao cho ông thẻ đi đêm để có thể đi lại túc trực trong Phù chúa thì ông cáo ốm không vào nữa. Ông xin phép ra khỏi nhà quan Chánh Đường, tìm chỗ ở ngoài làm thuốc sinh sống, thay đổi chỗ ở nhiều lần, che tên giấu tiếng để khỏi phải tiếp xúc với các quan to chức lớn. Ông làm nhiều thơ gửi quan Chánh Đường để bày tỏ ý chí của mình, kì cho quan Chánh Đường phải nản, biết rằng không ép buộc được ông, đành phải xin với chúa Trịnh, cho ông được trở về quê quán sống cuộc đời tự do.
Tóm lại 'Thượng kinh kí sụ’ của Lê Hữu Trác là một tác phẩm văn xuôi cổ Việt Nam có giá trị lịch sử và giá trị văn học đáng quý. Tác phẩm viết theo thể kí với người thật việc thật, nó có giá trị đặc biệt ở những trang miêu tả khách quan, để sự việc tự nó nói lấy, đoạn trích ‘Vào Trịnh phủ’ có giá trị ở chỗ:
- Giúp ta một tài liệu quý về thời vua Lê - chúa Trịnh.
- Phản ánh chi tiết và phê phán kín đáo cảnh giàu sang xa hoà, uy quyền ghê gớm của chúa Trịnh sống xa rời nhân dân, người cầm quyền không còn khả năng cầm quyền.
- Thể hiện một tâm hồn cao thượng, khao khát cuộc sống tự do ngoài vòng danh lợi.