Bài văn phân tích đoạn kịch "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" số 9 - 10 Bài văn phân tích đoạn kịch "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" của Mô-li-e hay nhất
Nhắc tới thể loại kịch, người ta nhắc tới nước Pháp với những vở kịch vô cùng nổi tiếng cùng những tác giả làm nên tên tuổi cho thể loại này. Nhắc tới thành công của kịch Pháp ta nhớ đến Mo-li-e, người viết thành công kịch 5 hồi, và thành công với hài kịch “Trưởng giả học làm sang” ...
Nhắc tới thể loại kịch, người ta nhắc tới nước Pháp với những vở kịch vô cùng nổi tiếng cùng những tác giả làm nên tên tuổi cho thể loại này. Nhắc tới thành công của kịch Pháp ta nhớ đến Mo-li-e, người viết thành công kịch 5 hồi, và thành công với hài kịch “Trưởng giả học làm sang” mà “Ông giuốc- đanh mặc lễ phục” là đoạn kịch cho thấy rõ chủ đề mà Mo-li-e truyền tải.
Vở kịch gồm 2 cảnh, cảnh thứ nhất là sự xuất hiện của ông Giuốc- đanh và bác phó may. Khi bác phó may mang đến bộ lễ phục theo nhu cầu của ông Giuốc- đanh – bộ lễ phục được coi là niềm quan tâm duy nhất của ông ta hiện nay, vì có nó mọi người sẽ biết ông là người giàu có, là quý tộc. Cuộc đối thoại của hai người được coi là chủ- tớ ấy chỉ xoay quanh bộ trang phục. Ông Giuốc- đanh đã phát hiện hoa trên bộ lễ phục bị may ngược, đó là lỗi mà bất cứ ai cũng có thể phát hiện điều đó có nghĩa mặc dù đang rất nóng lòng xem sản phẩm của bác phó may mang đến nhưng ông Giuốc- đanh vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra lỗi.
Sự việc đã không xảy ra căng thẳng bởi có lẽ bác phó may đã hiểu tâm lý của ông Giuốc- đanh, bác lý luận rằng những nhà quý tộc đều mặc áo hoa may ngược như vậy, tưởng chừng ông Giuốc- đanh sẽ khắt khe, quát mắng, bắt may lại, nhưng không, hai tiếng “quý tộc” mà bác phó may “lý luận cùn” ấy đã làm đảo ngược tình thế. ông Giuốc- đanh không những không nóng giận mà rút ngay ý của mình lại, điều này chứng tỏ ông không những kém hiểu biết mà còn thích danh giá, sang trọng, học đòi theo lớp quý tộc nhưng thực chất không hiểu quý tộc ra sao. Chính vì muốn người ta gọi ông bằng hai tiếng “quý tộc” ấy mà ông vô tình bị bác phó may qua mặt, và coi đó là mốt.
Kịch tính chưa dừng lại ở đó. ông Giuốc- đanh phát hiện bác phó may ăn bớt vải, nhưng lần này ông chỉ trích nhẹ nhàng hơn: Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vải áo của tôi mới phải. Trước sự phát hiện ấy, lần này bác phó may không lý luận, biện bạch nữa, bác đánh trống lảng và lờ đi chuyển sang việc “thử áo”. Đấy là cách dụ làm cho ông Giuốc- đanh quên đi việc ăn bớt vải nhanh chóng, hẳn là ông đã nóng lòng muốn mặc nó từ rất lâu. Ông nhanh chóng nhận lời: “Ừ! Đưa đây”. Câu nói biến ông Giuốc- đanh trở thành một tay mù quáng trước những sai phạm trên bộ trang phục và bác phó may lần nữa qua mặt rất nhẹ nhàng.
Cuộc đối thoại thứ hai là sự xuất hiện của bốn tay thợ phụ và ông Giuốc- đanh. Cảnh này, tính cách trưởng giả càng hiện rõ nét và tính hài kịch càng được đẩy lên cao. Bốn tay thợ phụ với những cách gọi khác nhau đã đem đến giá trị “siêu lợi nhuận” mà không cần dùng công sức lao động. hị kiếm lời đơn giản như chưa bao giờ đơn giản hơn. Khi ông Giuốc- đanh mặc xong lễ phục, tay thợ phụ có lẽ vừa buột miệng nhưng cũng vừa hiểu được tâm lý của bất cứ ai khoác trên mình bộ trang phục mới là thích khen, thợ phụ thứ nhất gọi ngay ông là “ông lớn”, điều này khiến ông ngỡ rằng mình đang mang một bộ đồ vô cùng sang trọng và nghiễm nhiên trở thành bề trên. Ông sung sướng, thỏa nguyện được tôn sưng nên đã lập tức thưởng tiền cho hai tiếng ông vừa nhận được.
Dường như cả bốn tay thợ phụ đã bắt được thóp của tên trưởng giả này, họ đã biến ông Giuốc- đanh thành một tay khờ khạo, tiếng “cụ lớn” vừa thốt ra ông đã thấy mở mặt hơn gấp nhiều lần: “ ồ ồ, cụ lớn, không phải một tiếng tầm thường” và tiền thưởng được vung ra một cách không tiếc rẻ. Tên thợ phụ thứ ba gọi ông là “cụ lớn” và lần này hắn cũng nhận được “thù lao” không kém. ông Giuốc- đanh luôn nghĩ đến túi tiền của mình, nhưng khi tay thợ phụ thứ tư đã nâng lên tận mây xanh, gọi là “đức ông” mặc dù ông nói riêng: “Nó như thế này là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi”! nhưng ngày sau đó ông sẵn sàng thưởng tên thợ phụ và có lẽ sẽ mất cả túi tiền nếu nghe được hai tiếng “tướng công”. Màn kịch khép lại trong câu nói: “Của đáng tội, nếu nó tôn mình lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất” lột tả tính chất trưởng giả, học đòi làm sang đến mê muội, mù quáng, không phân biệt được lời nói thực với lời nói đưa đẩy, nịnh nọt của ông Giuốc- đanh nhưng cũng là chi tiết đẩy vở kịch lên đến cao trào.
Mặc dù không được xem vở kịch công diễn nhưng đọc kịch, ta đã thấy rõ được bản chất lố bịch, xấu xa đáng bị tống tiễn ra xã hội của ông Giuốc- đanh và cũng thấy được tài năng của Mo-li-e, đã đưa “trưởng giả học làm sang” thành vở hài kịch cổ điển mẫu mực.