Bài văn phân tích đoạn kịch "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" số 7 - 10 Bài văn phân tích đoạn kịch "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" của Mô-li-e hay nhất
Với tài gây cười bằng những chi tiết về lời thoại lẫn động tác phù hợp và sinh động, Mô-li-e đã thành công với “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, một lớp trong vở hài kịch “Trưởng giả học làm sang”. Thời nào cũng có những kẻ lố lăng mua danh mua tước, cũng có những kẻ trục lợi nhờ tài bịp ...
Với tài gây cười bằng những chi tiết về lời thoại lẫn động tác phù hợp và sinh động, Mô-li-e đã thành công với “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, một lớp trong vở hài kịch “Trưởng giả học làm sang”. Thời nào cũng có những kẻ lố lăng mua danh mua tước, cũng có những kẻ trục lợi nhờ tài bịp bợm, nịnh hót…
Mô-li-e được coi là nhà sáng tạo hài kịch cổ điển Pháp thế kỷ XVII. Ông xuất thân từ một gia đình thị dân có tiếng. Năm 21 tuổi, ông bỏ học luật lập một đoàn kịch, trở thành diễn viên, soạn giả vì mê sân khấu. Nói chung, Mô-li-e viết và diễn kịch nhằm đả phá thói hư tật xấu của giai cấp quý tộc, những thị dân rởm đời, bọn lang băm,... như các vở Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Người bệnh tưởng...
Ông Giuốc-đanh mặc lề phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang (1670) và là lớp kịch kết thúc hồi II. Nhân vật trung tâm của vở kịch là ông Giuốc-đanh, tuổi ngoài bốn mươi, con một nhà buôn giàu có. Tuy dốt nát, quê kệch, nhưng ông muốn học đòi làm sang. Nhiều kẻ lợi dụng tính cách đó, săn đón, nịnh hót ông để moi tiền. Ông không tán thành tình yêu của con gái là Luy-xin với chàng Clê-ông chỉ vì chàng chẳng phải là quý tộc. Cuối cùng, nhờ mưu mẹo của Cô-vi-en là đầy tớ của mình, Clê-ông cải trang làm hoàng tử Thổ Nhĩ Kì đến hỏi Luy-xin làm vợ và được ông Giuốc-đanh ưng thuận.
Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục có hai cảnh. Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh đối thoại với bác phó may. Cảnh 2: Có sự xuất hiện thêm của bốn chú thợ phụ. về nội dung thì cảnh 1 nói về lễ phục, gồm chuyện đôi vớ, đôi giày, áo quần, cái mũ. Còn cảnh 2 là cảnh Giuốc-đanh mặc lễ phục. Cả hai cảnh đều làm rõ tính cách của các nhân vật cùng xuất hiện. Ở cảnh 1, những chi tiết xuất hiện trong lời thoại bổ sung .cho nhau để làm nổi bật tính cách quê mùa, dốt nát nhưng muốn trở thành kẻ trưởng giả của Giuốc-đanh, đồng thời cũng làm rò tính cách lém lỉnh, lừa lọc của tay thợ may nhanh trí.
Giuốc-đanh vốn nhờ buôn bán mà trở nên giàu có. Kẻ lắm của nhiều tiền chưa hẳn là con người sang. Người ta chẳng thường bảo với nhau rằng “người đẹp nhờ lụa” đó sao! Bởi vậy, Giuốc-đanh đã phải nhờ tay thợ may sành điệu lo cho cái việc "người đẹp nhờ lụa" ấy từ đôi vớ, đôi giày cho tới bộ lễ phục. Ông Giuốc-đanh chê đôi vớ thì chật, đôi giày cũng vậy, nó làm cho ông đau chân ghê gớm. Nhưng miệng lưỡi bác phó may thì cứ dẻo quẹo rằng: “Rồi nó dãn ra thì lại rộng quá ấy chứ. - Ngài cứ tưởng tượng ra thế”.
Không chỉ lém lỉnh trong cách chối tội, tay thợ may còn biết khỏa lấp chuyện vớ giày bằng cách lái qua chuyện bộ lễ phục. Bác thợ khen bộ lễ phục là để tâng bốc mình lên. Ông Giuốc-đanh thấy cái hoa ngược trên áo là thấy cái sai của thợ may nhưng một phần vì không cổ trình độ lí luận, tính quyết đoán, lại thêm là chưa thấy lễ phục bao giờ nên khi bị tay thợ may bắt bẻ lại thì ông ta bí. Khi nghe tay thợ may phịa ra rằng những người quý phái đều mặc áo may hoa ngược thì Giuốc-đanh lại khen "bộ áo này may được đấy". Và rồi Giuốc-đanh cũng cho qua việc ỏng phát hiện gà thự may bổt xén vải. Đọc lên ta đã cười, còn nếu được nhìn diễn viên vừa diễn vừa đối thoại thì chắc chúng ta cười ngất vì sự ngờ nghệch của Giuốc-đanh, và sự lém lỉnh của bác phó may. Ay là tài gây cười bằng đối thoại của Mô-li-e.
Ở cảnh 2, Mô-li-e gây cười ở nghệ thuật trình diễn cử chỉ là chính, nhất là ở lớp cách mặc y phục cho các nhà quý phái. Đấy là lúc bốn chú thợ phụ xuất hiện, hai chú cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh, hai chú thì lột áo ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có đưực không. Tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc. Giữa tiếng nhạc tấu hài, nhìn cảnh đó chắc khán giả có đưực một trận cười thoải mái nghiêng ngửa.
Tiếp đến là cảnh lột trần tính háo danh của ông Giuốc-đanh và trò lợi dụng của đám thợ may khi Giuốc-đanh mặc lễ phục đi đi lại lại giữa bọn họ. Chỉ cần thốt ra một tiếng xưng hô tâng bốc là Giuốc-đanh mốc tiền ra thưởng bọn thợ. Như thế chẳng phải là mua danh đó sao! Từ "ỏng lớn” Giucc-đanh được tâng bốc lên chức "cụ lớn", và cuối cùng là “đức ông". Lần nào Giuôc-đanh cung móc tiền ra thưởng, như lần cuối: “ÔNG GỈUÔC-ĐANH - Lại “đức ông ” nữa! Hà hà! Hà hà! Các chứ hãy đợi tí, đừng đi vội. Ta ỉà đức ông kia mà! (nói riêng) Cua đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Đây nữa này, thưởng cho chú về tiếng “đức ông ” đấy nhé”.
Lời "nói riêng" trong câu thoại trên chứng tỏ Giuôc-đanh biết mình mất tiền nhưng ông ta chấp nhận vì muốn có được tiếng tôn xưng cho xứng với bộ lễ phục mà ông đã tôn tiền đặt may.
Với tài gây cười bằng những chi tiết về lời thoại lẫn động tác phù hợp và sinh động, Mô-li-e đã thành công với “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, một lớp trong vở hài kịch “Trưởng giả học làm sang”. Thời nào cũng có những kẻ lố lăng mua danh mua tước, cũng có những kẻ trục lợi nhờ tài bịp bợm, nịnh hót. Bởi vậy, dù là hài kịch cổ điển nhưng Trưởng giả học làm sang vẫn mang tính phê phán giúp khán giả thế kỉ XXI tránh xa những thói hư tật xấu mà vở kịch đã nêụ ra.