31/03/2021, 15:36

Bài văn phân tích bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" số 5 - 10 Bài văn phân tích bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong báo cáo chính trị của đại hội Đảng lần thứ 2 được tổ chức tại chiến khu Việt Bắc vào tháng 2/1954, Chủ tịch Hồ Chí minh đã viết một bản báo cáo chính trị. Tác phẩm “ tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một phần trích đoạn trong bài cáo báo ấy để làm sáng tỏ tinh thần “trung ...

Trong báo cáo chính trị của đại hội Đảng lần thứ 2 được tổ chức tại chiến khu Việt Bắc vào tháng 2/1954, Chủ tịch Hồ Chí minh đã viết một bản báo cáo chính trị. Tác phẩm “ tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một phần trích đoạn trong bài cáo báo ấy để làm sáng tỏ tinh thần “trung với nước, hiếu với dân” của toàn Đảng toàn dân ta.


Tuy chỉ là một đoạn trích nhưng áng văn vẫn có đầy đủ ba phần và các yếu tố cần thiết của bài văn nghị luận chứng minh. Mở đầu từ “Dân ta” đến “lũ cướp nước”, Hồ Chí Minh nêu rõ vấn đề cần chứng minh “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” và đó chính là một trong những truyền thống quý báu của dân ta. Truyền thống ấy có sức mạnh vô biên “ vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Bác dùng những lập luận đanh thép để giúp người đọc tập trung vào vấn đề một cách nhanh chóng, xúc tích nhưng vẫn rất đỗi thuyết phục. Người sử dụng một loạt những so sánh khi tổ quốc bị xâm lăng, tất cả nhân dân không phân biệt già trẻ gái trai đều hừng hực khí tế đánh đuổi giặc ngoại xâm. Những từ ngữ như “ lướt qua”, “ nhấn chìm tất cả” là minh chứng hùng hồn cho nguồn sức mạnh ấy.


Lời văn của bác cuốn hút người đọc, người nghe vào dòng chảy tinh thần mạnh mẽ đó. Người vừa viết vừa ca ngợi truyền thống quý báu của dân tộc, vừa giúp người đọc hiểu được nguồn gốc giúp dân tộc ta có thể đánh đổi giặc ngoại xâm mà không hề có chút cảm giác khoa trương. Tiếp nối tinh thần ấy, phần thân bài bắt đầu từ “ Lịch sử ta” đến “ lòng nồng nàn yêu nước”, tác giả đưa ra những chứng cứ lịch sử thực tế để chứng minh cho luận đề. Từ bao đời nay, từ thời các anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Ngô quyền, Trần Hưng Đạo ,… đã không quản thân mình xả thân vì giặc thù. Tác giả bày tỏ niềm biết ơn, trân trọng những công lao to lớn ấy “ Chúng ta có quyền tự hào.. chúng ta phải ghi nhớ… một dân tộc anh hùng”. Bác nhắc nhở thế hệ con cháu mai sau, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được phép những công lao to lớn ấy. Trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, những lớp người đi trước luôn cố gắng không ngừng để xây dựng phát triển đất nước.


Đó là những kim chỉ nan soi đường chỉ lỗi, truyền lại trong tim mỗi người dân Việt nam luôn phải ý thức được tinh thần yêu nước- giữ nước. Lòng yêu nước cần phải được thể hiện bằng những hành động, lời nói cụ thể, chẳng hạn như: “ Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm….” đã là người dân sinh sống trên dải đất hình chữ S, là con cháu của con rồng cháu tiền đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ yêu thương và bảo vệ đất nước.


Trong những dẫn chứng ấy, Bác không quên đến những tấm gương tiêu biểu của các anh chiến sĩ ngày đêm bám sát, bang qua mưa bom bão đạn để tiêu diệt giăc, đến những người phụ nữ ở nhà lam lũ nuôi con chăm mẹ già để cho chồng yên tâm công tác ngoài chiến trường, cho đến những người mẹ già có đến dăm bảy người con tham gia mặt trận chiến đấu. Từ những nam nữ công nhân, nông dân tham gia tăng gia sản xuất phục vụ kháng chiến,… Đó là những hành động cao quý để thể hiện tinh thần yêu nước, vì nước mà quên mình phục vụ.


Phần kết thúc của tác phẩm, hồ chí minh dùng những lời lý lẽ sắc bén để nhấn mạnh luận đề. Không một chút khô khan, cứng nhắc, Bác vô cùng khéo léo lồng ghép một khái niệm trừu tượng về lòng yêu nước với hình ảnh cụ thể. “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tỷ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương….” Có khi thế này, có khi thế kia , lòng yêu nước được thể hiện qua muôn hình vạn trạng, kiểu cách, nhưng tóm gọn lại chỉ cần trong tim của ta luôn có hình bóng của đất nước, luôn dốc hết sức vì sự phát triển của dân tộc thì đó đều đáng quý. Và để hoàn thiện tốt “ lòng yêu nước”, bác kêu gọi toàn Đảng toàn dân là phải “ ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.


Bằng những lý lẽ, lập luận sâu sắc, luôn biết lắng nghe thấu hiểu lòng dân, hồ Chí minh đã xuất sắc đưa ra những dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục trong lịch sử và cuộc kháng chiến chống thực dân pháp. Bác khẳng định một chân lí “"Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". Qua tác phẩm này càng khẳng định được những tố chất tuyệt vời của Người trong lĩnh vực văn chương, thơ ca.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0