24/05/2017, 12:22

Bài văn phân tích bài thơ Nhớ Đồng của Tố Hữu

Đề:Phân tích bài thơ Nhớ Đồng của Tố Hữu.''Bài thơ NhỞ đồng đã biểu hiện một cách chân thành và sinh động tâm tư của một nhà cách mạng trẻ tuổi bị lâm vào cảnh tù ngục...'' BÀI LÀM Tố Hữu hoạt động trong phong trào học sinh ở Huế, bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ ...

Đề:Phân tích bài thơ Nhớ Đồng của Tố Hữu.''Bài thơ NhỞ đồng đã biểu hiện một cách chân thành và sinh động tâm tư của một nhà cách mạng trẻ tuổi bị lâm vào cảnh tù ngục...''

BÀI LÀM

Tố Hữu hoạt động trong phong trào học sinh ở Huế, bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế, 1939). Vào tù, Tố Hữu sáng tác nhiều bài thơ diễn tả tâm tình của một cách mạng trẻ tuổi, sau này được tập hợp trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. Bài thơ NhỞ đồng là những dòng tâm tư nồng nhiệt, tha thiết, trong trẻo của nhà thơ trẻ hướng về ruộng đồng, quê hương, về những con người thân yêu, về những kỉ niệm của một thời hoạt động cách mạng sôi nổi.

Bài thơ có lời đề  ‘tặng Vịnh ‘ (Nguyễn Chí Thanh) một người bạn đồng hương, cùng hoạt động cách mạng và cùng bị tù trong nhà giam Thừa Phủ. Có lẽ bài thơ được gợi hứng trực tiếp từ giọng hò của Vịnh trong những trưa tù cô quạnh:

Gi sâu bàng những trưa thương nhó Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.

Giọng hò của người bạn tù đã gợi lên hình ảnh đồng quê, thức dậy trong lòng nhà thơ tình yêu quê hương, xóm làng:

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi Đâu ruồng tre mát thở yên vui Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

Điệp từ  ‘đâu ‘ tạo ra nhạc điệu tha thiết, diễn tả niềm thương nhỞ trào dâng trong lòng nhà thơ trẻ. Các giác quan của thi sĩ được thức dậy với đồng quê. Hương vị đậm đà của gió, của đất, và tài hoa của Tố Hữu chỉ là một từ (cồn) gợi lên hình ánh của xứ Huế  ‘Dâu gió cồn thơm đất nhả mùi ‘. Tác giả cũng tinh tế trong cảm nhận, nghe được hơi thở của  ‘ruồng tre mát ‘, nhìn thấy từng ô mạ xanh mơn mởn, thấm được vị của  ‘những nương khoai ngọt sấn bùi ‘.

Trong nỗi nhỞ đồng quê của nhà thơ chẳng những có tình cảm nồng nhiệt mà còn có tư tưởng, đây là nét mới so với các nhà thơ lãng mạn đương thời:

Đâu những dường con bước vạn đời Xóm nhà tranh chấp ngủ im hơi Giữa dòng ngày tháng âm u đó Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi...

Những  ‘con dường ‘ thân thuộc mà cũng chật cHội quá, những xóm nhà tranh thương quá, sao mà nghèo! Một đồng quê tù đọng,  ‘âm u ‘,  ‘không đổi ‘ Nhìn ra sự bất biến của đồng quê, mà cũng là của xã Hội đương thời, đã chớm nở tư tưởng muốn thay đổi, cách mạng!

Sự  ‘cựa quậy ‘ về tư tưởng ấy đã làm xê động cả điệp khúc của bài thơ. Từ: Gì sâu bằng những trưa thương nhỞ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.

Đã thành:

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh Ói ruộng đồng quê thương nhỞ ơi!

Nhưng nhà thơ không tắt niềm tin tưởng vào cuộc sống. Nhà thơ gửi gắm niềm hi vọng vào những con người  ‘lưng cong xuống luống cày ‘, những bàn tay gieo hạt  ‘tung trời sớm mai ‘:

Đâu những lưng còng xuống luống cày Mà bùn hi vọng nức hương ngây Và dâu hết những bàn tay ấy Vãi giống tung trời những sớm mai?

Những hình ảnh khoa trương gợi nhỞ bài thơ  ‘Mùa gieo hạt, buổi chiều ‘ của Huy-gô:

... Bóng đêm đầm mặt ruộng.

Tơi tả áo quần giây Cụ già vung nắm giống Mùa sau xuống luống cày Dáng người cao đen sẫm Vời vợi trên đồng sâu Hẳn lòng người tin lắm Tháng ngày kia đến dâu...

hay là:             Trong màn đêm lan rộng

Nghe lẫn tiếng rì rào Cánh tay người gieo giống Như vươn tới trời sao...

(Tố Hữu dịch)

Nổi bật lên trong nỗi NhỞ đồng là hình ảnh của những con người thân quen, ruột rà, mới gần gũi đây mà đã xa xôi, cách biệt:

Gì sâu bằng những trưa thương nhỞ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu bóng hình quen đâu cả rồi Sao mà cách biệt quá xa xôi.

Những con người đồng quê mà nhà thơ đã thân quen  ‘tự thuở xưa ‘, và đã hiểu được bản chất, tâm tư, tình cảm cuộc sống trong những con người  ‘dãi gió dầm mưa ‘ đó:

Những hồn chất phác hiền như đất Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

Và sâu thẳm trong tâm hồn nhà thơ là nỗi nhỞ mẹ già... Nỗi nhỞ da diết dâng trào lên trong âm điệu trùng điệp đến nao lòng:

Chao ôi, thương nhớ, chao thương nhỞ Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!.

Rồi nhà thơ nhỞ lại chính mình. Người thanh niên trong tù ngục, kiếm tìm lại những hình ảnh của người thanh niên  ‘ngày xưa ‘:

Đâu những ngày xưa, tôi nhỞ tôi Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu dời.

Kỉ niệm không bao giờ phai nhòa trong tâm trí nhà cách mạng trẻ tuổi là những giây phút bắt gặp lí tưởng:

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương nắng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời.

Tác giả hồi tưởng lại một cách hết sức xúc động bằng hình ảnh so sánh thích hợp (nhẹ nhàng như con chim cà lơi), bằng lối khoa trương hồn nhiên (trên chín tầng cao bát ngát trời). Với cánh chim tự do, say sưa với hương đồng gió nội,  ‘vui ca hát ‘ trên không gian của đồng quê cao rộng, nhà thơ vừa hồi tưởng lại kỉ niệm đẹp đẽ của giây phút bắt gặp chân lí cách mạng, vừa diễn tả nỗi thèm khát của cánh chim tự do, nay bị nhốt trong lồng:

Tôi thu tất cả trong thầm lặng Như cánh chim buồn nhỞ gió mây.

Bài thơ NhỞ đồng đã biểu hiện một cách chân thành và sinh động tâm tư của một nhà cách mạng trẻ tuổi bị lâm vào cảnh tù ngục. Nỗi khao khát cuộc sống tự do, tình cảm thương nhỞ đồng quê, thương nhỞ những người thân yêu... được biểu hiện bằng những hình ảnh, âm thanh sống động, trong trẻo.

Chỉ tiếc là bài thơ nhiều lời, thơ là hình thức kết tinh nên càng cô đúc, kiệm lời thì thơ hay mới càng hay.

Nguồn:
0