31/03/2021, 15:34

Bài văn phân tích bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa số 9 - 10 Bài văn phân tích bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa hay nhất

Cuối bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa, chúng ta mới thấy xuất hiện hình ảnh con người. Một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê xưa nay: "Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa…" Mọi thứ của vũ trụ như sấm chớp, mưa đều "đội" lên đầu "bố em".Chữ "đội" được ...

Cuối bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa, chúng ta mới thấy xuất hiện hình ảnh con người. Một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê xưa nay:


"Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa…"


Mọi thứ của vũ trụ như sấm chớp, mưa đều "đội" lên đầu "bố em".Chữ "đội" được điệp lại 3 lần, không chỉ cực tả sự vất vã dãi nắng dầm mưa của "bố em", của người dân cày Việt Nam xưa nay mà còn mang hàm nghĩa, người nông dân cày cấy trong bom đạn chiến tranh, vừa sản xuất vừa chiến đấu.


Sau vần thơ là lòng biết ơn, kính yêu của bé Khoa. Đọc bài thơ "Hạt gạo làng ta", ta biết thêm hình ảnh người mẹ, người chị sau lũy tre xanh đã chân lấm tay bùn, hai sương một nắng… để làm nên "hạt vàng làng ta" gửi ra chiến trường:


… "Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…”


"Mưa'là một bài thơ hay. Thế giới thiên nhiên trong cơn mưa rào ở làng quê được cảm nhận và miêu tả tinh tế. Các câu thơ ngắn 1, 2, 3… chữ đan cài vào nhau, kết hợp với vần chân đã tạo nên nhạc điệu thơ, gợi tả tiếng mưa rơi, nghe rất vui.


Phép nhân hóa và nghệ thuật sử dụng các từ láy (rối rít, cuồn cuộn, tần ngần, đu đưa, trọc lốc, khô khốc, khanh khách, ù ù, lộp bộp, chồm chồm, hả hê) đã tạo nên những vần thơ, những hình ảnh hồn nhiên, ngộ nghĩnh, thi vị. "Mưa" là một bài thơ đặc sắc của tuổi thơ và tâm hồn tuổi thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0