Bài văn phân tích bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận số 4 - 10 Bài văn phân tích bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận hay nhất
Huy Cận là một đại biểu xuất sắc của phong trào thơ mới và là một nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông có nhiều tác phẩm như lửa thiêng, vũ trụ ca, hạt lại gieo... trong đó có bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá". Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc về thiên nhiên, vũ ...
Huy Cận là một đại biểu xuất sắc của phong trào thơ mới và là một nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông có nhiều tác phẩm như lửa thiêng, vũ trụ ca, hạt lại gieo... trong đó có bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá". Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc về thiên nhiên, vũ trụ với cảm xúc của người lao động.
Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra ngoài biển trong thời khắc màn đêm dần bao xuống.
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi."
Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để miêu tả cảnh hoàng hôn, miêu tả cảnh đất trời đang đi dần vào bóng tối. Hình ảnh trong hai câu thơ đầu tiên là một hình ảnh liên tưởng khá đẹp về hoàng hôn "mặt trời" được so sánh giống như "hòn lửa" tạo nên một gam màu rực rỡ trong buổi hoàng hôn.
Hình tượng "sóng cài then", "đêm sập cửa" là những động từ mạnh miêu tả cảnh đất trời chuyển giao giữa ngày và đêm một cách chóng vánh. "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi", tác giả dùng từ "lại" với ý nghĩa là hành động lặp lại mỗi ngày của người dân làng chài vùng biển. Họ ra khơi đánh cá, ra khơi để kiếm nguồn sống, những người lao động vùng biển vất vả trong khi những người khác sắp sửa đi vào giấc ngủ thì những con người lao động nơi đây lại thức đêm đánh cá.
"Câu hát" gợi nên vẻ thanh bình mà cũng không kém phần nhộn nhịp. Người lao động ra khơi trong một tâm thế lạc quan, yêu đời, yêu nguồn sống, nên vừa ra khơi họ vừa hát. Hát để lấy sức căng buồm, hát để chèo thuyền, lái thuyền, hát để mọi người cảm nhận được niềm vui sướng trong mỗi chuyến tàu ra khơi.
"Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!"
Câu hát vang vọng nơi đất trời, câu hát tạo nguồn sống, tạo niềm tin cho người lao động vùng biển. Lời hát ngợi ca sự giàu có và hào phóng của biển cả cùng vẻ đẹp lung linh, diệu kỳ của nó trong đêm. "Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng", hình ảnh của những chiếc thuyền đánh cá trong đêm với ánh sáng từ nhiều nguồn khác nhau rọi xuống: ánh sáng từ trăng, ánh sáng từ những chiếc đèn pin củ ngư dân, hòa sắc màu tạo nên vùng sáng long lanh dưới mặt nước.
Chính nguồn sáng đó đã tạo cho mặt biển lấp lánh mà tác giả đã khéo léo đặt nó bên từ "dệt". Một cảm giác hài hòa "dệt" giống như bàn tay mảnh mai của con người tạo nên những tấm lụa phát sáng ngay trên mặt biển. "Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi", một vụ cá đánh bắt xa bờ mong muốn thu được mẻ cá lớn để người lao động vùng biển được vui tươi, được no đủ. Bằng tài năng sử dụng bút pháp lãng mạn kết hợp với độ liên tưởng phong phú của nhà thơ mà bức tranh thiên nhiên hiện lên vừa thực lại vừa ảo.
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Thiên nhiên, đất trời hòa quyện cùng với con người tạo nên một hình ảnh tuyệt đẹp trong liên tưởng của tác giả. Những hình ảnh "lái gió", "buồm trăng", "mây cao", "biển bằng" là những hình ảnh đẹp mang đậm chất hiện thực. Mỗi một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá cũng như tham gia đánh trận, cùng phải dàn binh, bố trận, cũng phải có vũ khí, cũng phải thăm dò, cũng phải đối chọi với thiên nhiên đất trời nơi bão bùng, sóng lớn...
Một trận chiến với cá cũng khiến cho con người phải suy nghĩ, phải sống chiến đầu với thiên nhiên nhưng cũng phải hòa quyện cùng với thiên nhiên để tạo ra một tâm thế tốt, một cảnh sắc hài hòa và có nhịp điệu trong cuộc sống. Trong khổ thơ nối tiếp cuộc sống lao động của người lao động, tác giả đã chuyển tiếp sang miêu tả cảnh biển giàu có nguồn cá.
"Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long."
Có rất nhiều loại cá: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song... biện pháp liệt kê đã nhấn mạnh sự giàu có của biển cả. Lòng đại dương mệnh mông rộng lớn, là nơi chứa những nguồn hải sản quý giá. Những hình ảnh chân thực mà ảo diệu đến tinh tường, dưới ánh trăng lấp lánh, dưới mặt nước phản chiếu lung linh, những chú cá quẫy đuôi mình để vùng vẫy, để tự do bơi lội thoải mái cũng đã mắc giăng mẻ lưới của con người.
Tiếng "đêm thở", tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa hình ảnh của màn đêm. Tiếng thở ấy, có lẽ là tiếng thở của chính những con người lao động vất vả trên mặt biển để mang về những sản phẩm sau một đêm dài lênh đênh nơi sóng nước. Màn đêm tĩnh mịch hòa cùng tiếng thở của con người tự như chính màn đêm đang thở vậy. Một hình ảnh rất đẹp mà lại rất gần gũi.
"Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"
Những hình ảnh giản dị lần lượt hiện lên qua khổ thơ. Tiếng hát một lần nữa lại được tác giả nhắc lại, phải chăng đó chính là tiếng hò dô của con người khi kéo được mẻ cá nặng. Tiếng hát, cùng với tiếng nhịp thuyền gõ vào mạn thuyền để gọi cá, vừa có lời bài hát, vừa có tiết tấu. Một hình ảnh đẹp hiện ra trước mắt ta như một đoàn hợp xướng chuyên nghiệp trên sân sấu.
Đó là những hình ảnh rất đẹp, rất giản dị mà lại rất gần gũi. Tác giả so sánh biển như lòng mẹ, lòng mẹ thì có bao giờ lại độc với con cái của mình, người mẹ bao giờ cũng mang đến cho người con những gì là của con nhất, mang đến cho người con những gì mà người con cần nhất. Vì mẹ là mẹ, mẹ là người phụ nữ hy sinh cho con rất nhiều. Mẹ đã nuôi lớn ta từ khi ta còn trong lòng mẹ, cũng giống như biển cả cho con người lao động những mẻ cá để nuôi lớn con người, rồi cứ thế hệ này tới thế hệ khác.
"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"
Một vòng tròn quỹ đạo đang chuyển từ đầu đoạn thơ cho tới cuối đoạn thơ. Đoàn thuyền ra khơi từ lúc mặt trời xuống biển cho tới lúc mặt trời mọc, bình minh bắt đầu cho một ngày mới lên. Có thể nói, tác giả đã từng quan sát rất kỹ, đã từng trải nghiệm và cảm nhận về cuộc sống của người lao động làng chài rất kỹ mới có thể viết lên những câu thơ đẹp đẽ đến như thế.
"Kịp trời sáng", "xoăn tay", "rạng đông", "nắng hồng" là những từ ngữ được sắp xếp rất đều đặn, rất đẹp, rất có ý tứ. Câu thơ đã nói lên thành quả lao động của con người, sản phẩm họ thu được là thành quả của một đêm dài lao động trên biển một đêm dài lênh đênh trên sóng nước. Phần cuối bài thơ là hình ảnh đoàn cá trở về:
"Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."
Câu hát cuối bài thơ mang một tâm thế vui tươi, thoải mái, những chiếc thuyền đang tức tốc quay về bờ, hải sản mà người lao động thu được sau một đêm dài miệt mài làm việc cũng đã được báo đáp. Đoàn thuyền lao vun vút trên mặt biểu, "Mặt trời đội biển nhô màu mới" một màu hồng rạng rỡ, tinh khôi, và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền, khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang tỏa sáng niềm vui.
Đến đây, bức tranh biển cả ngập tràn sắc màu tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình, đường nét của cảnh, của người. Cảnh bình minh thật huy hoàng nhưng người lao động không kịp ngắm nó, hầu như mọi tâm trí của họ chỉ tập trung vào công việc lao động. Đây chính là tinh thần lao động của nhân dân ta trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Với bút pháp nghệ thuật kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã khái quát hóa hình ảnh người lao động qua những vần thơ làm cho người đọc như đang chứng kiến cảnh lao động của người dân vùng chài. Hình ảnh đẹp mà giản dị, giọng văn tinh tế mà lôi cuốn, bài thơ đã tạo chất nhạc, đã tạo nên khí thế cho người lao động thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhà thơ đưa ta từ những hình ảnh này đến những hình ảnh khác vừa đẹp mà lại phong phú và hấp dẫn. Không khí lao động hang say cùng với cảnh đẹp của thiên nhiên đất trời mang lại một nguồn sống mới cho con người tỏng tời kỳ xây dựng chủ nghĩa. Bài thơ là động lực giúp cho người lao đọng vươn lên chính mình, vươn lên trong cuộc sống, xây dựng cuốc sống tốt đẹp, hạnh phú và gặt hái được nhiều thành công.