31/03/2021, 15:30

Bài văn phân tích bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh số 7 - 10 Bài văn phân tích bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh hay nhất

Phan Châu Trinh là một nhà yêu nước lớn, sớm có tinh thần dân chủ ở nước ta. Ông là một trong những người đã làm dấy lên phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Không những là một nhà chính trị, một nhà hoạt động cách mạng hăng say, Phan Châu Trinh còn là một nhà văn, nhà thơ. Cũng giống ...

Phan Châu Trinh là một nhà yêu nước lớn, sớm có tinh thần dân chủ ở nước ta. Ông là một trong những người đã làm dấy lên phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Không những là một nhà chính trị, một nhà hoạt động cách mạng hăng say, Phan Châu Trinh còn là một nhà văn, nhà thơ. Cũng giống như nhiều nhà cách mạng khác, Phan Châu Trinh đã dùng ngòi bút của mình như một thứ vũ khí tinh thần cổ động và kích động tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đập đá ở Côn Lôn là một trong những bài thơ tù nổi tiếng của ông.


Đập đá ở Côn Lôn là bài thơ ông làm tại nơi ông bị bắt làm tù khổ sai ở đảo Côn Lôn, do bị vu cho tội khởi xướng phong trào chống thuế Trung Kì. Cũng giống như bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, bài thơ này mang khẩu khí ngạo nghễ, bất chấp gian khổ, khẳng định bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng đầy nhiệt huyết.

Bài thơ mở đầu với tư thế của kẻ làm trai :


Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.


Không phải ngẫu nhiên kẻ làm trai lại được ví tư thế của mình với đất Côn Lôn, được đặt giữa đất Côn Lôn. Mảnh đất đảo xa, đầy nắng gió khắc nghiệt, lại là nơi thực dân Pháp lập nhà tù khổ sai để giam cầm các chiến sĩ cách mạng của ta, những nhà hoạt động yêu nước. Côn Lôn có thể coi là mảnh đất của cái chết, hủy diệt sinh mạng của con người.


Giữa cái mảnh đất tử thần đó, người làm trai phải khẳng định được tư thế của mình. “Lừng lẫy làm cho lở núi non”, “lừng lẫy” là tính từ chỉ sự vang dội, ở đâu cũng nghe thấy tiếng vang. Hình ảnh “làm cho lở núi non” là hình ảnh hùng vĩ, vang dội như động đất, núi lửa, kinh thiên động địa.


Tư thế của con người ngang hàng cùng với núi non. Đó là tư thế đĩnh, đạc, hiên ngang, ngạo nghễ của một người anh hùng trong trời đất. “Làm trai” ở đây thực chất là làm chủ giang sơn, gây tiếng tăm vang dội. Đó là quan niệm làm trai của Phan Bội Châu.


Hai câu thơ sau nhà thơ mới đi vào tả cụ thể việc đập đá ở Côn Lôn. Với nhà thơ, đây là một trong những biểu hiện cho việc làm trai giữa trời đất:


Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.


Những cụm động từ “xách búa”, “ra tay” đứng đầu câu tạo một chất giọng khỏe khoắn, hãng hái. Những từ “đánh tan”, “đập bể” đầy sức mạnh. Các từ chỉ số lượng “dăm bảy đống”, “mấy trăm hòn” càng tôn thêm cho sức mạnh như vũ bão ấy. Cả hai câu thơ đầy khí thế, tưởng chừng như sẵn sàng đập tan những gì cứng rắn nhất.


Ta cảm giác như trong hành động đập đá của người tù khổ sai ấy là một ý chí và một sức mạnh không có gì địch nổi. Tinh thần, khí thế bừng bừng của người tù khổ sai ấy đã nâng lên thành một lời hứa chắc nịch :


Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.


“Tháng ngày” là một khoảng thời gian dài, triền miên từ ngày này sang ngày khác. Nói đến tháng ngày lúc này chính là nhà thơ đang nói đến những ngày tháng ở Côn Lôn. “Thân sành sỏi” là thân phận của người tù khổ sai. Nhưng cụm từ “bao quản” đứng giữa câu thơ như một lời khẳng định chắc nịch tinh thần không sợ hiểm nguy của người tù. “Mưa nắng” là những hiện tượng của tự nhiên, nhưng ở đây được hiểu như là những hiểm nguy của cuộc sống tù đày nơi Côn đảo.


Nắng mưa ấy có thể làm xoay mòn đá núi, nhưng không thể làm sờn lòng người tù cách mạng, “chi sờn dạ sắt son”. “Dạ sắt son” là dạ rắn như sắt, đỏ như son, thuỷ chung như nhất. Dù nắng mưa có thế nào thì nó vẫn không bao giờ đổi thay. Hai câu thơ tả sức chịu đựng gian khổ, thử thách nghe như một lời tự khẳng định và như một lời thề thiêng liêng.


Hai câu thơ kết bài thơ cho chúng ta biết ý nghĩa sâu xa của công việc đập đá của nhà thơ – người tù :

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con !


Với người tù này, thân phận tù đày chỉ là một phút sa cơ, gặp tai ách rủi ro trên bước đường hoạt động cách mạng. Họ gọi mình là “những kẻ vá trời”. Câu thơ gợi nhắc cho ta đến câu chuyện Nữ Oa vá trời. Thì ra những kẻ đập đá, làm lở núi non trên kia là những kẻ đang luyện đá vá trời, đang đưa vai gánh vác vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Họ không phải là những người tù khổ sai bình thường.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0