07/02/2018, 16:58

Bài văn khấn ông Táo và văn khấn Thổ công 23 tháng Chạp theo đúng phong tục

là những bài văn khấn, văn cúng cụ thể chuẩn xác nhất dành cho người chưa biết cách cúng vái như nào để hợp ý trời và hợp lòng chứng giám của bề trên. Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Ông Táo cũng là vị ...

là những bài văn khấn, văn cúng cụ thể chuẩn xác nhất dành cho người chưa biết cách cúng vái như nào để hợp ý trời và hợp lòng chứng giám của bề trên. Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Ông Táo cũng là vị thần đóng một vai trò quan trọng trong việc trông coi bếp núc và được nhiều gia đình thờ cúng ngay tại góc bếp để sưởi ấm cả gian nhà. Bên cạnh mâm cỗ cúng đầy đủ mọi thứ thì văn cúng các thần cũng góp phần không nhỏ cho ngày cúng rằm tiễn ông Táo ông Công trước Tết trở nên trọn vẹn ý nghĩa và suôn sẻ như ý muốn của gia chủ. Vậy tóm lại, bài văn cúng khấn vái các thần theo đúng nghi lễ là như thế nào?

    Bài Viết Cùng Chủ Đề

Hãy cùng zaidap.com chúng tôi tìm đọc trước bài văn khấn ông Táovăn khấn Thổ công vào 23 tháng Chạp chi tiết chuẩn xác đầy đủ nhất bên dưới đây nhé!

1. Ý nghĩa lễ cúng ông Công ông Táo về chầu trời ngày 23 tháng Chạp

Người xưa vẫn có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Vậy Thổ Công là ai?

Thổ Công còn được gọi là Thổ Đại hay Thổ Thần. Đây là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, cũng là người định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có sự bảo vệ của vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình. Quan niệm xưa cho rằng Thổ Công rất thích ăn tỏi và thích chơi đùa với trẻ con.

Thông thường, mỗi khi có việc như năm mới, lễ Tết hay xây nhà, mở ruộng… thì gia chủ đều phải cúng các vị thần này. Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị sẽ cai quản một việc.

Có giả thuyết cho rằng Thổ Công chính là một trong ba vị Táo Quân có trong Sự tích Táo quân. Theo đó thì người chồng thứ hai là Thổ Công, chịu trách nhiệm trông coi việc bếp núc, người chồng thứ nhất là Thổ Địa trông coi việc nhà cửa còn người vợ chính là Thổ Kỳ trông coi việc mua bán, chợ búa. Cũng có quan niệm khác cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản một vùng đất còn Táo Quân sẽ cai quản công việc bếp núc.

Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:

  • Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,
  • Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,
  • Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng Chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công, đọc văn khấn ông Táo rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.

2. Mũ Thổ công

Mũ Thổ Công đi liền bộ, gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.

Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.

Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định. Dân gian quan niệm như sau:

  • Năm có hành Kim: Cúng mũ màu trắng.
  • Năm có hành Mộc: Cúng mũ màu xanh.
  • Năm có hành Thủy: Cúng mũ màu đen.
  • Năm có hành Hỏa: Cúng mũ màu đỏ.
  • Năm có hành Thổ: Cúng mũ màu vàng.

Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.

3. Cúng ông Táo

Cúng vào ngày giỗ, ngày Tết, Mùng 1, Rằm hàng tháng. Có thể cúng chay hoặc mặn. Trong mùng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò,…Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

4. Tết ông Táo

Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công ông Táo).
Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sông và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi).

5. Bài văn khấn ông Táo (văn khấn Thổ công) ngày 23 tháng Chạp chuẩn xác nhất theo đúng phong tục

Bài cúng ông Công ông Táo bằng tiếng Nôm

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…

Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cốc (vái 4 vái)

Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là…………………………………Tuổi…………………… Ngụ tại………………………………………………………………

Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: Ngài Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Bài cúng ông Công ông Táo bằng tiếng Việt

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Sớ văn khấn ông Táo

Nam Quốc….. ……………………………………….

*Tỉnh….. …………………………………………….

*Thị….. ………………………………………..

*Địa danh.Phường,Xã,Thôn ………………………..

*Đệ tử……………..Tên…………………

Hôm nay ngày ……Tại ………

Tấu thỉnh Thổ Công táo quân thiên đình, tam giới, thần thánh chư thiên.

Thiên phủ, địa phủ, thủy phủ. Nhạc phủ vạn pháp thần thông. Tấu thỉnh Thổ Địa thần kỳ, Thành Hoàng xá lệnh. Cung duy Thổ Công Táo Quân thiên đình.

Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Thổ Gia Thổ Trạch Tứ Phương Ứng Giáng.

Thỉnh Môn Thần, Phúc Sự. Thỉnh Tĩnh Thần Thanh Thủy. Thỉnh Hỏa Thần Thượng thiên

Thỉnh Bếp Thần Linh Hỏa. Thỉnh Vua Bếp Tam Tài. Thỉnh Xí Thần. Thỉnh Khố Cung Thần trông nom trông gia nhân. Thỉnh Ngũ Phương Ngũ Đế.

Hỏa hóa ngân lưỡng tống táo vương. Thượng thiên hảo sự quảng tuyên dương. Phụng đạo tụng kinh

Kì thao thanh bình đệ tử…… Phàm cư đại trung hoa…tỉnh…thị…hiệu. Kim nhật kiền thành. Dĩ hương chúc thanh sái chi nghi kính cáo

Cửu thiên trù phủ tôn thần chi vị tiền viết duy:

Thần linh thông thiên phủ. Trạch phái nhân hoàn. Công sùng viêm đế. Đức bị dưỡng quần sinh.

Đệ tử mỗi niên tứ quý. Ngưỡng lại tôn thần bảo hữu. Nhật thực tam xan. Toàn cảm đại đức khuông phù.

Thánh đức quảng bác. Thốn tâm nan báo. Nhật thường chi gian. Ngôn hoặc phi lễ. Hành hoặc phi nghi. Trù tạo chi tế. Hoặc phần mao cốt. Hoặc đôi uế ô.

Bất tri cấm kị. Mạo phạm táo quân đại vương. Hàng tai trí họa. Dĩ trí gia trạch bất an.

Kinh doanh bất thông. Nhân đinh bất vượng. Sinh súc bất lợi. Thường sinh tật bệnh chi tai.

Đệ tử hạp gia kiền niệm. Bặc kim đại cát lương thần.

Phụng tụng táo vương phủ quân chân kinh nhất quyển

Bổ tạ linh văn nhất hàm.

Thành khẩn lễ bái.

Thượng phụng

Cửu thiên nhạc trù tư mệnh

Thái ất nguyên hoàng định phúc. Phụng thiện thiên tôn vị tiền. Phục nguyện đại thi xá hựu.

Vĩnh tăng phúc lộc. Phùng hung hóa cát. Phổ ước an ổn. Thánh từ động hồi. Chiêu cách văn sơ

Thiên vận…niên…nguyệt…nhật.

Văn khấn ông Táo, khấn Thổ Công trên đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.

Quy trình cúng vái cũng như bài văn khấn ông Táo và văn khấn Thổ công trong ngày 23 Tháng Chạp vừa chia sẻ, mong rằng mọi người mọi nhà sẽ áp dụng một cách đúng đắn hợp lý để ngày cúng rằm trước Tết này nhận được sự thuận lòng vừa ý của hai vị thần cai quản nhà cửa. Lưu ý, khi đọc văn cúng cần phải đứng đắn trang nghiêm và đọc to rõ ràng để thần thánh chứng giám. Tục cúng ông Táo đã trở thành một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp và không thể thiếu của người Việt Nam, hãy tiếp tục gìn giữ và phát huy để con cháu đời sau đều biết tới nhé. Xoso86.net chúc bạn xem tin vui!


Có thể bạn quan tâm
0