24/05/2017, 12:30

Bài văn hay giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam

Cho đến trước ngày giải phóng thủ đô (1954), phụ nữ vẫn theo phong tục cũ: ra đường là phải mặc áo dài, dù là người giàu hay người nghèo, dù đi lâu hay chóng, gần hay xa. Ở hà nội vào những năm 30, từ những tấm áo dài cổ điển dân tộc, có phần nào cổ lỗ, họa sĩ cát tường đã cách tân, ...

Cho đến trước ngày giải phóng thủ đô (1954), phụ nữ vẫn theo phong tục cũ: ra đường là phải mặc áo dài, dù là người giàu hay người nghèo, dù đi lâu hay chóng, gần hay xa.

Ở hà nội vào những năm 30, từ những tấm áo dài cổ điển dân tộc, có phần nào cổ lỗ, họa sĩ cát tường đã cách tân, biến tấm áo dài cũ thành áo dài kiểu mới, gọi là "áo dài tân thời". Thứ có cổ áo cao, thứ không cổ, còn khoét thêm cho rộng đê ngầm khoe cái cổ trắng nõn, hoặc cố cao ba ngấn. Tà trước không mở ở giữa mà kín, chỉ cài cúc phía bên phải. Tấm áo "tân thời" đó, tấm áo ấy vẫn còn rất ít người mặc, chủ yếu là con nhà giàu sang, sinh viên, "các cô, các mợ...".

Tấm áo dài cổ, loại từ xưa để lại có cái khác. Sang trọng ngày hội, ngày lễ, ngày tết... Có áo mớ ba mớ bảy, là loại áo mặc nhiều cái chồng lên nhau với nhiều màu khác nhau.

Áo dài ngày thường giản dị hơn. Đi chợ, đi làm, đi buôn bán chỉ là tấm áo tứ thân, nghĩa là bốn khổ vải dọc. Riêng hai thân trước mở ở giữa, và thắt nút hai vạt lại với nhau, khi chỉ hờ hững thắt trễ tràng một nút, hoặc vội vã, cần chắc chắn hơn, thì thắt con đo lỏng lẻo để gió không tốc tung lên kẻo bị chê là không đứng đắn.

Vài năm trd lại đây, sau mấy chục năm bị quên lãng, áo dài được xuất hiện trở lại. Thật đẹp và thật vui. Các cô nhân viên tiếp tân, bưu điện, một số cửa hàng, nhất là ngày lễ, ngày tết... Làm đường phố tươi đẹp, sinh động hẳn lên. Giờ tan trường, các nữ sinh với tấm áo dài trắng như bướm bay phấp phới trên đường phố khiến nhiều người bồihồi trước tuổi trẻ được chăm sóc chu đáo, và nhớ lại dăm chục năm trước, những tấm áo dài nữ sinh như thế đã làm mê mệt bao chàng trai thành phố. Với nữ sinh, có lẽ đẹp nhất vẫn là màu trắng tinh khiết. Nhưng nghịch mắt nếu một cô nào muốn khoe cái ba-lô quai đen mới mua được, đem quàng qua vai, thay cho chiếc cặp ôm trước ngực. Đây là những nét phá nhau, nó không còn là mốt nữa mà là phản mốt. Áo dài là sự mềm mại, mỏng manh, nó không chấp nhận cái ba-lô mang dáng du lịch ôm đồm tất bật và cứng dơ.

Năm 1993, váy đầm các loại phát triển rầm rộ. Cũng là mốt. Không sao cả. Nhưng xét ra, tấm áo dài vẫn là nét đẹp việt nam, từ áo mớ ba mớ bảy, áo tứ thân, áo đổi vai, áo đồng lầm, áo tân thời, hay chỉ đơn thuần là tấm áo dài, ngắn một chút theo kiểu miền nam hay dài hơn theo kiểu hà nội, tay thụng hay tay lửng, cổ cao hay cổ rộng, để trơn hay vẽ hoa... Mong sao tấm áo dài được có mặt hơn nữa, làm cuộc sống tươi vui lên.

Nguồn:
0