31/03/2021, 15:35

Bài văn giải thích câu tục ngữ "Tấc đất, tấc vàng" số 7 - 10 Bài văn giải thích câu tục ngữ "Tấc đất, tấc vàng" (lớp 7) hay nhất

Đất nước Việt Nam với thiên nhiên, con người và truyền thống giàu đẹp luôn là niềm tự hào của tôi. Việt Nam với “rừng vàng, biển bạc, cánh đồng xanh” đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho thiên nhiên trù phú của đất nước. Không chỉ thế hệ hôm nay, từ xa xưa ông cha ta đã ý thức được ...

Đất nước Việt Nam với thiên nhiên, con người và truyền thống giàu đẹp luôn là niềm tự hào của tôi. Việt Nam với “rừng vàng, biển bạc, cánh đồng xanh” đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho thiên nhiên trù phú của đất nước. Không chỉ thế hệ hôm nay, từ xa xưa ông cha ta đã ý thức được điều đó và phản ánh lại trong câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”.


Câu tục ngữ “tấc đất tấc vàng” đã tạo nên thế đối sánh tương đường giữa hai đơn thực thể đất và vàng thông qua đơn vị đo là “tấc”. “Vàng” là một kim loại quý hiếm và đắt đỏ. “Đất” là một trong những tài nguyên cơ bản trong vũ trụ, nó hình thành nên không gian cư trú của mọi vật kể cả con người đồng thời tạo nên nguồn sống dồi dào. Trong vật lí, 1 tấc bằng với 1 dm hay 10 cm. Như vậy, câu nói muốn diễn đạt rằng 10cm đất có giá trị bằng với 10cm vàng. Vàng được lấy làm biểu tượng cho đất, có tác dụng làm đòn bẩy để nâng cao giá trị của đất. Trong thực tế có đúng như vậy?


Ví 1 tấc đất bằng với 1 tấc vàng liệu có phải nói quá hay không? Tôi không nghĩ vậy. Bởi, nhìn vào giá trị sử dụng thực tế của đất đai, ta sẽ thấy đất là nguồn tài nguyên quý giá vô cùng. Nước Việt Nam có cả một nền văn minh lúa nước gắn liền với truyền thống canh tác và sản xuất nông nghiệp hàng ngàn năm đã chứng tỏ được đất là “cơ nghiệp” của cả dân tộc. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ chính là ước ao của hàng triệu người nông dân Việt Nam. Thế nên, những bài ca dao ca ngợi đất đai, mùa màng không thiếu trong văn học, nhất là văn học dân gian:


“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”


Đó là trong tâm thức con người, còn thực tế, đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đất là không gian cư trú cơ bản của mọi loài từ động vật, cây cối đến con người. Đất tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho cây cối, muôn thú và cả con người. Với con người, mọi thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày đều có nguồn gốc từ đất đai. Hạt gạo, củ khoai, củ sắn… chúng ta ăn hằng ngày chẳng phải nhờ đất đai mà có. Nguồn lợi nhuận từ sản xuất và tiêu thu, xuất khẩu gạo đem lại lợi ích kinh tế cao cho đất nước. Chính vì lẽ đó nên Chính phủ mới có nhiều chính sách để khai hoang, mở mang đất đai, xây dựng vùng kinh tế, giao đất giao rừng… để con người mở rộng, cải tạo và làm màu mỡ hơn mỗi mảnh đất. Đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà là của toàn nhân loại nếu muốn tiếp tục tồn tại lâu dài.


Thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên đất hiên nay lại không mấy khả quan. Tình trạng chặt phá rừng bừa bãi lại đi với việc cải tạo kém khiến đất trọc, bạc màu, xói mòn mỗi khi bão lũ tới. Đất đai ở vùng ven biển bị ngập mặn nhưng chưa được cải tạo hợp lí. Ở đồng bằng, đất đai ngày càng thoái hóa và biến chất do việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc cỏ, thuốc ốc… trong nông nghiệp bừa bãi. Chưa kể, dân số gia tăng nhanh chóng khiên diện tích đất trồng thu hẹp dần. Người dân dần dần bỏ ruộng, lấp làm nhà ở, khu công nghiệp. Quỹ đất đang thu hẹp nhanh chóng. Các hoạt động xả thải, sử dụng hóa chất… của con người khiến đất ô nhiễm nặng nề, mất khả năng tự phục hồi. Như vậy, giá trị của đất là rất lớn song dường như chúng ta chưa sử dụng một cách hiệu quả. Do vậy, cần thiết nhưng chính sách và biện pháp thiết thực, mạnh tay hơn nữa của chính quyền để góp phần bảo vệ và phát huy giá trị sử dụng của đất.


Câu tục ngữ “tấc đất tấc vàng” đã đề cao tầm quan trọng của đất rất chuẩn xác đồng thời báo động thế hệ hôm nay của chúng ta phải biết giữ gìn, nâng cao và phát huy giá trị đích thực của nó.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0