Bài văn giải thích câu tục ngữ "Lời nói gói vàng" số 8 - 10 Bài văn giải thích câu tục ngữ "Lời nói gói vàng" (lớp 7) hay nhất
Một trong những phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng trong đời sống đó chính là lời nói. Ông cha ta đã có câu “Lời nói gói vàng”, như một sự khẳng định về giá trị của lời ăn tiếng nói đối với mỗi người. Ở đây, “lời nói” có thể hiểu là sự thể hiện, biểu hiện suy nghĩ, tình ...
Một trong những phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng trong đời sống đó chính là lời nói. Ông cha ta đã có câu “Lời nói gói vàng”, như một sự khẳng định về giá trị của lời ăn tiếng nói đối với mỗi người.
Ở đây, “lời nói” có thể hiểu là sự thể hiện, biểu hiện suy nghĩ, tình cảm, thái độ thông qua hình thức ngôn từ. Còn “vàng” là một vật chất vô cùng có giá trị và quý giá. Khi so sánh “lời nói” với “gói vàng”, ông cha ta đã đề cao vai trò, nâng cao giá trị của lời nói trong cuộc sống của mỗi người. Tại sao lại vậy? Trước tiên, rõ ràng có thể thấy, lời nói giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Khi bạn giao tiếp với người khác, bạn cần lời nói; khi bạn làm việc hay học tập, bạn cũng cần lời nói.
Lời nói là cách thức để con người ta gần gũi nhau hơn qua những câu chào hỏi xã giao hàng ngày, để con người ta tự tin vào bản thân mình . Nó là phương tiện để thể hiện những suy nghĩ, tâm tư, cảm xúc của chính bản thân bạn và đôi khi nó cũng phản ánh được con người bạn. Chính vì thế, phong cách lời nói của mỗi người sẽ là không giống nhau tùy vào nhiều yếu tố như tuổi tác, vai vế , địa vị, và hoàn cảnh khác nhau .
Chẳng hạn như người bé tuổi sẽ phải sử dụng ngôn từ, cách nói kính trọng, lễ phép với người bề trên, người có địa vị càng cao thì lời nói sẽ càng có sức nặng, khi ta vui vẻ, lời nói cũng theo đó mà tràn đầy niềm vui, ngược lại khi ta buồn bã, lời nói cũng sẽ theo đó mà phản ánh tâm trạng của . Từ việc hiểu được giá trị của lời nói, mỗi người cần ý thức được việc sử dụng lời ăn tiếng nói một cách hiệu quả và đúng đắn.
Các cụ đã có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đôi khi, con người ta không để ý đến lời nói của mình, vô tư vô lo dẫn đến làm tổn thương người khác. Đối với người này lời nói này sẽ có ý nghĩa như vậy nhưng với người kia lại có ý nghĩa khác. Có lúc một câu đùa cợt vô cớ, một câu lỡ lời cũng có thể khiến người đối diện hiểu lầm.
Vậy nên, ai cũng cần phải suy nghĩ thật kĩ lưỡng trước khi chuẩn bị nói một điều gì đó, và thay vì nói những lời lẽ cay nghiệt, miệt thị người khác, hãy thử nói những lời hay , ý đẹp nhiều hơn để cuộc sống trở nên vui vẻ và giản đơn hơn. Sử dụng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đừng tự tiện xen ngang cuộc trò chuyện của người khác, tránh ăn nói suồng sã, sử dụng từ ngữ đúng đắn, tôn trọng người đối diện. Vì lời nói chính là một cách khác để thể hiện con người bạn.
Những lời hay ý đẹp sẽ để lại ấn tượng tốt trong mắt người khác. Dù là “gói vàng” nhưng vàng cũng có thể làm đẹp, có thể có nhiều công dụng khác nếu như ta biết tận dụng và giữ gìn nó mỗi ngày. Cũng như lời nói sẽ nở hoa nơi ngôn từ chỉ khi hạt mầm ấy được gieo giắt trong tâm hồn bạn.
Lời nói là vàng bạc còn ngôn từ là tinh hoa, câu tục ngữ của ông cha ta thật đúng đắn làm.