Bài văn giải thích câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" số 11 - 12 Bài văn giải thích câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" (lớp 7) hay nhất
Con người không tồn tại như một thực thể cô đơn mà luôn gắn mình trong các mối quan hệ xã hội. Bởi vậy mối quan hệ với những người thầy luôn dạy dỗ ta trong đường đời là mối quan hệ vô cùng quan trọng. Do đó cha ông ta đã từng cho rằng “Không thầy đố mày làm nên”. Câu tục ngữ đã ...
Con người không tồn tại như một thực thể cô đơn mà luôn gắn mình trong các mối quan hệ xã hội. Bởi vậy mối quan hệ với những người thầy luôn dạy dỗ ta trong đường đời là mối quan hệ vô cùng quan trọng. Do đó cha ông ta đã từng cho rằng “Không thầy đố mày làm nên”.
Câu tục ngữ đã đề cao vai trò hết sức quan trọng của người thầy. Bởi nếu không có người thầy- là những người dạy dỗ chỉ bảo ta học hành và cả trong cuộc sống thì ta sẽ “không làm nên”- không thể đạt được những thành công, những dự định trong cuộc đời. Có ẽ ta cũng nên hiểu rằng người “thầy” ở đây không chỉ nói tới những người dạy ta khi ta còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn là những người dạy dỗ ta trên muôn moi nẻo đường đời của cuộc sống.
Sở dĩ lại cho rằng như vậy bởi con người ta sinh ra không là gì cả, không ai hoàn thiện cả nhưng con người lại luôn là một ẩn số khó đoán. Có một người thầy ở bên để giúp ta khám phá sâu hơn năng lực nội tại bên trong bản thân mình, để từ đó, ta có định hướng phát triển bản thân tiến xa hơn trong chặng đường tương lai và vì thế ta mới có thể làm nên nhiều chuyện lớn trong cuộc đời bao la, rộng lớn này.Người thầy còn trao cho ta nhiều kiến thức.
Những kiến thức về các bộ môn, về các lĩnh vực nó không phải tự nhiên trao cho ta mà qua những lời dạy của người thầy, chúng trở nên cô đúc và dễ hiểu hơn do đó dần dần thấm sâu vào mỗi chúng ta. Con người không chỉ cần có kiến thức mà cần phải biết vận dụng những kiến thức ấy vào trong cuộc sống thường ngày, người thầy ở bên sẽ giúp ta làm những chuyện ấy một cách dễ dàng hơn bao giờ hết. Con người còn cần phải có đạo đức để hướng tới trở thành một người hoàn thiện hơn trong cuộc sống.
Qua những bài học, bài dạy trên lớp ta sẽ có nhiều bài học đó hơn. Đặc biệt là những người thầy ta gặp khi bước ra cuộc đời sau này như một nhân duyên, một hạnh ngộ lớn thì còn cho ta nhiều bài học về sự thành công, về sự thất bại, về những hư vô, về sự phù du,..của cõi nhân sinh.Một người thầy ở bên, để tiếp sức cho ta, để làm ngọn lửa truyền cho ta sự nhiệt huyết, niềm yêu đời, yêu sống.
Trong cuộc đời, con người rồi sẽ có lúc chán nản, thất vọng về chính bản thân mình. Người thầy sẽ giúp ta vượt qua hết thảy những ranh giới đó và đồng hành, cùng kiếm tìm với ta những cánh cửa mới của cuộc đời, mà nhiều khi những cánh cửa đó lại vô cùng rộng lớn, trao cho ta nhiều cơ hội để thử thách chính mình. Một người thầy chân chính sẽ dạy ta cách để trở thành người trung thực qua những bài kiểm tra không gian dối điểm số để sau này, khi trưởng thành ta sẽ biết trung thực với chính mình, trung thực với các giá trị sống mà ta đã lựa chọn.
Một người thầy chân chính cũng sẽ biết dạy ta cách trở thành người giàu tình yêu thương, bác ái qua những bài học văn học.Thế mới biết, vai trò của người thầy là quan trọng biết bao. Đề cao vai trò của người thầy nhưng không có nghĩa là ta sẽ phủ nhận vai trò của cha mẹ, của bạn bè,… Giáo dục con người để ta vươn lên trở thành người chân chính là sự tạo thành của rất nhiều yếu tố nhưng điều quan trọng hơn tất cả là bản thân ta phải nỗ lực, nỗ lực bằng tất cả có như vậy cái “nên” mới trở nên có ý nghĩa và đáng quý hơn bao giờ hết.