31/03/2021, 15:35

Bài văn chứng minh, giải thích câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" số 6 - 10 Bài văn chứng minh, giải thích câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" (lớp 7) hay nhất

Mỗi người đều có một cuộc sống của riêng mình, và chính ta sẽ là người họa sĩ sáng tác nên bức tranh nghệ thuật của chính đời mình. Vậy để bức tranh ấy hay chính cuộc sống của con người luôn đẹp đẽ, ta cần không ngừng hướng về những lối sống tốt đẹp, có ý nghĩa trong cuộc sống, và ...

Mỗi người đều có một cuộc sống của riêng mình, và chính ta sẽ là người họa sĩ sáng tác nên bức tranh nghệ thuật của chính đời mình. Vậy để bức tranh ấy hay chính cuộc sống của con người luôn đẹp đẽ, ta cần không ngừng hướng về những lối sống tốt đẹp, có ý nghĩa trong cuộc sống, và một trong số đó, chính là biết giữ gìn nhân phẩm, nhân cách của chính bản thân mình. Do đó, từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”


.Câu tục ngữ tuy ngắn gọn mà lại giàu ý nghĩa vô cùng. Mượn hình ảnh thực để nói những điều sâu xa, “đói” và “rách” là tượng trưng cho sự thiếu thốn, khổ cực của những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống, Đi kèm với hai động từ này là hai tính từ “sạch” và “thơm”, tượng trưng cho sự thanh cao, tâm hồn không vẩn đục mà lúc nào cũng đẹp đẽ. Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã đặt ra một bài học đạo lý vô cùng sâu sắc và đầy ý nghĩa về nhân phẩm của mỗi con người. Cho dù ta có lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đến nhường nào, nhưng vẫn luôn cần biết giữ cho mình một tâm hồn trong sạch, không làm những điều xấu xa để vì sự sống.


Bài học về nhân cách luôn là một trong những bài học muôn đời cho bất kỳ một thế hệ nào. Ai trong chúng ta cũng đều có cái gọi là lòng tự trọng hay nhân phẩm, đó là một trong những giá trị trân quý mà mỗi người đều phải giữ gìn. Nhân phẩm thể hiện một con người có đạo đức hay không, có được xã hội thừa nhận hay không. Một kẻ xấu xa luôn làm những điều trái với pháp luật chắc chắn sẽ không bao giờ được người xung quanh kính nể hay tôn trọng, một người có đạo đức tốt, hành động đúng đắn sẽ luôn được tôn trọng và chào đón trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhân cách luôn là lăng kính để người khác soi chiếu và đánh giá chính bản thân ta.


Xã hội này luôn tồn tại những hoàn cảnh khó khăn, cơ cực, thiếu thốn và con người có nhiều cách để đấu tranh cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Sự đấu tranh ấy có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Tiêu cực là khi họ bất chấp tất cả, bán rẻ nhân phẩm, để thực hiện những hành động xấu xa, có hại cho xã hội , trái với pháp luật. Còn tích cực là khi họ lấy chính hoàn cảnh của mình để làm động lực, đấu tranh, hướng về những điều thiện, tốt đẹp, tìm kiếm cơ hội để cải thiện cuộc sống mà không trái với lương tâm, xã hội. Và đó chính là những con người có nhân phẩm, đạo đức, lòng tự trọng.


Dù hoàn cảnh của bạn có khó khăn đến đâu, dù cho bạn có đang bất lực với cuộc sống thế nào, nhưng vẫn luôn cần phải giữ cho lương tâm của mình trong sạch, không vẩn đục. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn không bị người đời khinh rẻ, miệt thị, giúp bạn có ý chí, nghị lực để vươn lên trong cuộc sống, khiến cho tâm hồn bạn luôn thanh thản, nhẹ nhõm . Nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc “đói cho sạch, rách cho thơm”, ông đã quyết tự kết liễu đời mình khi hoàn cảnh sống đã thiếu thốn đến bước đường cùng, để không phải lâm vào con đường tội lỗi mà kiếm sống qua ngày. Hay chính Chí Phèo, hắn cũng đã chọn cái chết thay vì cứ tiếp tục đi vào con đường tội lỗi của một tên ác quỷ. Đó đều là những nhân vật như những tấm gương sáng của việc giữ gìn và bảo trọn nhân cách đến những giây phút cuối cùng.


Trong xã hội hôm nay, lòng tự trọng luôn là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày, giữ cho tâm hồn không vẩn đục, xấu xa là một bài học thiết yếu mà mỗi người cần không ngừng rèn luyện bản thân mình. Một con đường tội lỗi để thoát khổ, thoát nghèo không bao giờ là sự lựa chọn đúng đắn hay hợp đạo lý, dù cho con đường ấy có nhanh chóng hay dễ dàng hơn, nhưng đổi lại là sự khinh miệt, tẩy chay của xã hội thi cũng có ý nghĩa gì? Vì “giấy rách phải giữ lấy lề”, dù bạn có thể thiếu thốn về vật chất, nhưng nếu tâm hồn bạn luôn giàu đẹp thì sự thiếu thốn vật chất kia cũng không thể không khắc phục.


“Đói cho sạch rách cho thơm” là một câu tục ngữ hay và ý nghĩa biết bao, Nó là một bài học, một đạo lý, một cẩm nang sống cần thiết đối với mỗi cá nhân, mỗi con người trong xã hội hôm nay trên con đường để vẽ nên bức tranh cuộc đời đẹp đẽ của chính mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0