Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" số 6 - 10 Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" (lớp 7) hay nhất
Đối với việc phát triển của một đất nước thì nền giáo dục luôn được ưu tiên hàng đầu, trong đó vai trò của người thầy luôn được đề cao trong xã hội. Sự nghiệp học tập không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu những kiến thức mà thầy cô truyền đạt mà mỗi người cần mở rộng phạm vi và đối ...
Đối với việc phát triển của một đất nước thì nền giáo dục luôn được ưu tiên hàng đầu, trong đó vai trò của người thầy luôn được đề cao trong xã hội. Sự nghiệp học tập không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu những kiến thức mà thầy cô truyền đạt mà mỗi người cần mở rộng phạm vi và đối tượng để chúng ta học hỏi. Học từ gia đình, từ xã hội và trong đó có học từ chính những người bạn đồng trang lứa với chúng ta. Vì thế dân gian có câu: “Học thầy không tày học bạn”.
Câu tục ngữ trên đã nêu lên một sự so sánh không cân bằng giữa thầy và học sinh. Mặc dù vậy câu tục ngữ không hề mang ý hạ thấp vai trò của người thầy mà chỉ mang ý đề cao vai trò của học trò, của những người bạn đồng trang lứa trong quá trình tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh. Có thể thấy rằng, tại trường lớp thì thầy cô là người trực tiếp dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt cho chúng ta kiến thức. Tuy nhiên thầy cô sẽ không thể nào theo sát được tất cả học sinh trong lớp hay tất cả những học trò mà cô đang dạy.
Hơn nữa chúng ta còn học tập ngay cả những khi ngoài giờ học, trong những giờ giải lao, hay ngoài phạm vi trường học. Khi ấy a sẽ là người bên cạnh ta nhiều hơn, hiểu ta hơn? Đó chính là những người bạn xung quanh ta. Học tập trong một tập thể lớp chắc hẳn mỗi người sẽ luôn có bên cạnh ít nhất một người bạn. Bạn là người chia sẻ, quan tâm đến ta, cũng là người mà mỗi chúng ta bày tỏ, bộc lộ những tâm trạng, suy nghĩ của bản thân. Nếu chúng ta có một người bạn thân thực sự thì có khi họ là người hiểu ta hơn cả thầy cô, cha mẹ.
Học từ thầy thì ai cũng hiểu được nhưng học ở bạn, ta sẽ học được cái gì? Bạn bè có thể cung cấp cho ta những kỹ năng sống, những phẩm chất tốt đẹp. Khi ta quen mọt người bạn có kết quả học tập tốt, ngoan ngoãn, thì khi ấy bạn chính là tấm gương cho ta học hỏi. Bạn còn là người để chúng ta trao đổi, nhờ chỉ bảo mỗi khi chúng ta không hiểu bài hay gặp một bài khó. Bởi khi đối mặt với bạn ta sẽ có sự thoải mái, tự ti bày tỏ hơn. Từ những tranh luận, từ sự chung tay để giải quyết một bài toán khó hay làm một điều gì đó sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều điều hay. Thầy cô có lẽ sẽ chỉ theo ta một, hai năm học nhưng bạn bè có khi là nhiều năm và thậm chí là suốt đời.
Bạn có thể bước cùng ta trong những tháng ngày học trò ngây thơ trong sáng, cùng ta học bài, cùng tranh luận và cùng chia sẻ về những hiểu biết, sở thích của nhau. Bạn còn là những người sau này trở thành đồng nghiệp của ta, hoặc cùng ta bước đi những bước vào đời đầu tiên. Chia sẻ cho nhau những kỹ năng làm việc hiệu quả, những tri thức của nhân loại. Khi chúng ta đi học, chúng ta được tiếp thu nhiều tri thức phong phú đa dạng, tuy nhiên khi bước vào công việc cụ thể chúng ta vẫn phải tiếp tục trải qua quá trình học hỏi. Khi chúng ta bắt đầu một công việc mới sẽ luôn có người hướng dẫn, chỉ bảo ta làm việc. Kể cả bạn có nhiều kiến thức, học giỏi đến mấy thì khi bắt tay vào thực hành làm việc gì đó chắc hẳn sẽ có nhiều bỡ ngỡ bởi lý thuyết và thực tế không hề hoàn toàn giống nhau mà còn xảy ra nhiều tình huống cần chúng ta phải giải quyết.
Với lứa tuổi học sinh thì học hành là công việc được ưu tiên hàng đầu. Học mọi lúc, mọi nơi và cố gắng tiếp thu những kiến thức phong phú và đa dạng của nhân loại. Trên lớp chăm chỉ nghe giảng, làm theo lời thầy cô dạy đồng thời ngoài giờ lên lớp cần tiếp thu những tri thức từ mọi người xung quanh, tránh việc tự ti, giấu dốt. Có như vậy mỗi ngày sẽ ngày càng tích lũy nhiều kiến thức kỹ năng và hoàn thiện bản thân.