Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở" số 6 - 14 Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở" (lớp 7) hay nhất
Lời nói chính là ngôn ngữ phương tiện trao đổi để con người giao lưu, hiểu được tâm tư tình cảm của nhau. Trong cuộc sống của con người từ lúc sinh ra cho tới khi trưởng thành, già nua và chết đi, mỗi thời kỳ chúng ta đều phải học tập rất nhiều thứ khác nhau trong cuộc sống, bất kỳ ...
Lời nói chính là ngôn ngữ phương tiện trao đổi để con người giao lưu, hiểu được tâm tư tình cảm của nhau. Trong cuộc sống của con người từ lúc sinh ra cho tới khi trưởng thành, già nua và chết đi, mỗi thời kỳ chúng ta đều phải học tập rất nhiều thứ khác nhau trong cuộc sống, bất kỳ cái gì cũng phải học. Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” thể hiện sự cần thiết phải học tập trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống con người.
Câu nói có ý khuyên nhủ con người hãy cư xử nói năng cho thấu tình đạt lý, “lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày, con người thường xuyên phải sử dụng ngôn ngữ để thể hiện ý kiến, thái độ sống của mình. Nếu chúng ta không biết lựa chọn ngôn ngữ thích hợp với ngữ cảnh thì sẽ làm người đối diện tỏ vẻ khó chịu, mất thiện cảm với chúng ta, khiến cho chúng ta mất điểm trước mắt họ.
Thái độ giao tiếp, ngôn ngữ cử chỉ, sẽ nói lên trình độ văn hóa, phong cách sống của một con người cho chúng ta một cái nhìn tổng quan nhất về con người đó. Một người ăn nói dịu dàng, nho nhã sẽ gây được thiện cảm hơn với người thường xuyên nói tục chửi bậy, gây phản cảm với người xung quanh.
Trong cuộc sống con người học đối nhân xử thế, ứng xử trong giao tiếp cho vừa lòng nhau giữa người với người là điều vô cùng khó. Muốn đạt được mục đích đó chúng ta phải cố gắng hoàn thiện mình, cái gì hay , cái gì tốt ở người xung quanh chúng ta nên cố gắng học hỏi, cố gắng để phát huy được ưu điểm của mình, và hạn chế những nhược điểm của mình trong mắt người khác.
Việc chúng ta phải lựa lời để nói, là một việc làm liên tục lâu dài trải qua nhiều thời gian, chứ không phải có thể học trong một ngày, hai ngày là thành công. Việc học của con người là vô tận học cho tới lúc già, lúc chết cũng vẫn phải học, bởi cuộc sống của con người không ai là hoàn hảo cả , ai cũng có những khuyết điểm sai lầm của riêng mình. Chính vì vậy để không làm gì phải lăn tăn, hối hận suy nghĩ về sau, người xưa mới nói câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Ý nghĩa của câu nói này là bất kỳ việc gì con người ta cũng đều phải học, từ những việc đơn giản nhất như việc ăn cũng phải học. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng thể hiện việc ăn uống có văn hóa, biết ứng xử đúng lễ nghĩa. Trước khi ăn vào nhìn trước ngó sau xem có ai lớn tuổi hơn thì mời người đó, thể hiện việc lễ nghĩa.
Trong câu nói thường ngày người xưa thường bảo “Ăn thì phải nhai, nói phải nghĩ” thể hiện việc ăn cũng không đơn giản phải nhai thật kỹ không mắc nghẹn, còn lời nói thì phải nghĩ kỹ không sẽ làm người khác khó chịu, về thái độ cư xử không đúng của mình.
Học gói, học mở thể hiện sự quan trong trong giao tiếp dù tặng quà hay nhận quà chúng ta cũng phải thể hiện thái độ trân trọng thành kính, không phải muốn làm gì thì làm theo ý của chúng ta. Câu nói này thể hiện việc cần phải học tất cả mọi thứ trong cuộc sống từ những cái dễ nhất, tới cái khó hơn…
Trong hoàn cảnh nào thì câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đều đúng trên mọi phương diện, nó là tình cảm là lời nhắn nhủ của ông cha ta tới con cháu của mình, làm gì cũng cần nhìn trước ngó sau, cần học tập để có thể ứng xử cho đúng mực.