Bài tham khảo số 5 - 7 Bài soạn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Ngữ Văn 10) hay nhất
Câu 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1) a. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp: vua nhà Trần – các bô lão. - Cương vị: Vua nhà Trần: bề trên – đứng đầu triều đình Các bô lão: bề dưới – thần dân. b. Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai: + ...
Câu 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
a. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp: vua nhà Trần – các bô lão.
- Cương vị:
- Vua nhà Trần: bề trên – đứng đầu triều đình
- Các bô lão: bề dưới – thần dân.
b. Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai:
+ Lượt 1: người nói: vua nhà Trần; người nghe: các bô lão.
+ Lượt 2: người nói: các bô lão; người nghe: vua nhà Trần.
+ Lượt 3: người nói: vua nhà Trần; người nghe: các bô lão
+ Lượt 4: người nói: các bô lão; người nghe: vua nhà Trần
- Người nói hỏi, người nghe trả lời.
c.
- Địa điểm: Điện Diên Hồng.
- Thời điểm: quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai – năm 1285
d. Nội dung giao tiếp: Bàn về việc nên đánh hay nên hòa quân xâm lược Nguyên.
e. Mục đích: nhằm thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu chống giặc Nguyên. Mục đích ấy đã thành công.
Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
a. Các nhân vật giao tiếp:
+ Người viết: các nhà nghiên cứu văn học- có vốn sống, trình độ học thức, là nhà nghiên cứu văn học.
+ Người đọc: giáo viên, học sinh, độc giả - có vốn sống, trình độ hiểu biết, học vấn có hạn hơn.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: có tổ chức, có kế hoạch giáo dục của nhà trường.
c.
- Nội dung giao tiếp của văn bản thuộc lĩnh vực: lịch sử văn học.
- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.
- Bao gồm những vấn đề cơ bản:
+ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
+ Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
+ Con người Việt Nam qua văn học.
d. Mục đích giao tiếp:
+ Từ phía người viết: cung cấp cho người đọc.
+ Từ phía người đọc: lĩnh hội một cách tổng quát.
e.
- Phương tiện ngôn ngữ: dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học xã hội, chuyên ngành ngữ văn.
- Cách tổ chức văn bản: kết cấu rõ ràng với các đề mục lớn nhỏ thể hiện tính mạch lạc và tính chặt chẽ.