14/01/2018, 16:32

Bài tập về xác định tên kim loại

Bài tập về xác định tên kim loại Phương pháp giải bài tập kim loại Bài tập xác định tên nguyên tố kim loại đưa ra một số phương pháp giải bài tập xác định tên kim loại, có kèm theo các bài luyện tập, ...

Bài tập về xác định tên kim loại

Bài tập xác định tên nguyên tố kim loại

đưa ra một số phương pháp giải bài tập xác định tên kim loại, có kèm theo các bài luyện tập, giúp các bạn học sinh nắm bắt kiếm thức và tự học hiệu quả hơn. Chúc các bạn học tập tốt bộ môn này.

Các dạng bài tập về kim loại kiềm thổ

Phương pháp giải bài tập kim loại

Bài tập điều chế kim loại ôn thi đại học

I- CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Phương pháp giải: Do những kim loại khác nhau có khối lượng mol khác nhau nên để xác định tên nguyên tố kim loại người ta thường dựa vào khối lượng mol của nó.

Lưu ý:

1- Nếu 2 kim loại thuộc cùng một phân nhóm chính và ở 2 chu kì liên tiếp nhau thì gọi R là kim loại tương đương rồi đi tìm khối lượng nguyên tử trung bình của 2 kim loại trên và sử dụng bảng HTTH để xác định tên của 2 kim loại đó.

2- Đối với các kim loại nhiều hóa trị (VD như Fe, Cr) thì khi tác dụng với các chất có độ mạnh về tính OXH khác nhau nhiều thì thường thể hiện các hoá trị khác nhau, vì vậy khi viết PTPƯ ta phải đặt cho nó những hoá trị khác nhau.

VD: R + nHCl → RCln + n/2 H2

2R + mCl2 → 2RClm

3- Nên chú ý đến việc sử dụng phương pháp tăng giảm khối lương và định luật bảo toàn electron: "Tổng số mol electron cho đi bằng tổng số mol electron nhận vào" để rút ngắn thời gian giải toán.

II- BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1. Hoà tan hoàn toàn 2 gam kim loại thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl và sau đó cô cạn dung dịch người ta thu được 5,55 gam muối khan. Kim loại nhóm IIA là:

A. Be.                    B. Ba.                   C. Ca.                        D. Mg.

Bài 2. Nhiệt phân hoàn toàn 3,5 gam một muối cacbonat kim loại hoá trị 2 thu được 1,96 gam chất rắn. Muối cacbonat của kim loại đã dùng là:

A. FeCO3.             B. BaCO3.             C. MgCO3.                  D. CaCO3.

Bài 3. Hoà tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kìềm vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 25 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại hoà tan là:

A. Li.                    B. K.                     C. Na.                         D. Rb.

Bài 4. Lượng khí clo sinh ra khi cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 6,96 gam MnO2 đã oxi hoá kim loại M (thuộc nhóm IIA), tạo ra 7,6 gam muối khan. Kim loại M là:

A. Ba.                  B. Mg.                   C. Ca.                          D. Be.

Bài 5. Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 6,84 gam muối khan. Kim loại đó là:

A. Mg.                 B. Al.                     C. Zn.                          D. Fe.

Bài 6. Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m gam muối khan. Kim loại M là:

A. Al.                  B. Mg.                    C. Zn.                         D. Fe.

Bài 7: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là

A. Zn.                 B. Fe.                     C. Ni.                          D. Al.

Bài 8. Hoà tan 1,3 gam một kim loại M trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định kim loại M?

A. Al.                 B. Fe.                     C. Zn.                           D. Mg.

Bài 9. Khi điện phân muối clorua kim loại nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đã điện phân là

A. NaCl.             B. CaCl2.                 C. KCl.                        D. MgCl2.

Bài 10. Cho 19,2 gam kim loại (M) tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại (M) là:

A. Cu.                 B. Zn.                     C. Fe.                          D. Mg.

Bài 11: Đốt một kim loại trong bình chứa khí Clo thu được 32,5 gam muối, đồng thời thể tích khí Clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Kim loại đem đốt là:

A. Mg                 B. Al                       C. Fe                          D. Cu

Bài 12: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một kim loại R hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 1,12 lít khí SO2 (đktc). Xác định tên của R.

Bài 13: Hòa tan 1,35 gam một kim loại R bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO2. Xác định tên của R, biết tỉ khối của X so với H2 bằng 21.

Bài 14: Có 15,06 gam một hỗn hợp A gồm Fe và một kim loại R (hóa tị không đổi) được chia thành 2 phần bằng nhau.

  • Phần 1: Hòa tan hết với dung dịch HCl thu được 3,696 lít khí đktc.
  • Phần 2: Hòa tan hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 3,36 lít (đktc) một khí không màu hóa nâu ngoài không khí duy nhất. Tìm R.

Bài 15: Khử 3,48 gam một oxit của kim loại R cần 1,344 lít H2 (đktc). Toàn bộ lượng kim loại tạo thành được cho tan hết trong dung dịch HCl thu đượ 1,008 lít H2 (đktc). Tìm kim loại R và oxit của nó.

(Còn tiếp)

0