15/01/2018, 09:11

Bài tập tự luận chương Vận động môn Sinh học 8

Bài tập tự luận chương Vận động môn Sinh học 8 Bài tập Sinh học lớp 8 chương II có đáp án Bài tập tự luận môn Sinh học 8 chương Vận động giúp các em củng cố các kiến thức cơ bản môn Sinh học 8 chương ...

Bài tập tự luận chương Vận động môn Sinh học 8

Bài tập tự luận môn Sinh học 8 chương Vận động

giúp các em củng cố các kiến thức cơ bản môn Sinh học 8 chương 2: Bộ xương, cấu tạo và tính chất của xương, cấu tạo và tính chất của cơ, hoạt động của cơ, tiến hoá của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em đạt kết quả tốt trong học tập.

Bài tập tự luận chương Hô hấp môn Sinh học 8

Bài tập tự luận chương Tuần hoàn môn Sinh học 8

BÀI TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG VẬN ĐỘNG

1. Nêu khái quát chung về xương?

  • Bộ xương gồm có 3 phần: xương đầu, xương thân và xương chi.
  • Xương sọ ở người có 8 xương ghép lại tạo tra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, xương hàm bớt thơ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các vận động ngôn ngữ.
  • Cột sống gồm niều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cốt sống và gắn với xương ức tạo thành lồng ngực bảo vệ tim, phổi.Xương tay và chân có các phần tương ứng ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau cho phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.

2. Nêu chức năng của bộ xương?

  • Là phần cứng của cơ thể tạo thành bộ khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định, đồng thời làm chỗ bám của cơ, vì vậy cơ thể vận động được. Xương còn bảo vệ cho các cơ quan mềm, nằm sâu trong cơ thể khỏi bị tổn thương.

3. Những điểm khác nhau giữa xương người và xương tay?

  • Xương chi trên gắn với cột sống nhờ xương đai vai, xương chi dưới gắn với cột sống nhờ xương đai hông. Do tư thế đứng thẳng và lao động mà đai vai và đai hông phân hóa khác nhau.
  • Đai vai gồm 2 xương đòn, 2 xương bả. Đai hông gồm 3 đôi xương là xương chậu, xương háng và xương ngồi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung chậu vững chắc.
  • Xương cổ tay, xương bàn tay, và xương cổ chân, xương bàn chân cũng phân hóa. Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt. Xưởng cổ chân có xương gót phát triển về phía sau làm cho diện tích bàn chân đế lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng. Xương bàn chân hình vòm là cho bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất nhỏ hơn hơn diện tích bàn chân đế, giúp việc đi lại dễ dàng hơn.

4. Nêu rõ vai trò của từng loại khớp?

  • Khớp bất động giúp xương tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội quan (hộp sọ bảo vệ não) hoặc nâng đỡ (xương chậu)
  • Khớp bán động giúp xương tạo thành khoang bảo vệ ( khoang ngực). ngoài ra còn có vai trò quan trọng đối với việc giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp.
  • Khớp động đảm bảo sự hoạt động linh hoạt của tay, chân.

5. Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau ra sao? Vì sao có sự khác nhau đó?

  • Khớp động có cử động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng và giữa có bao chứa dịch khớp.
  • Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.

Nêu đặc điểm của khớp bất động:

  • Có đường nối giữa 2 xương là hình răng cưa khít với nhau nên khớp bất động không cử động được.

6. Phân biệt các loại xương.

Có 3 loại:

  • Xương dài: hình ống, giữa chứa tủy đỏ trẻ em và chứa mỡ vàng ở người lớn: xương ống tay, xương đùi……..
  • Xương ngắn: kích thước ngắn, chẳng hạn như xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay
  • Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ.

7. Cấu tạo xương ngắn và xương dài?

  • Không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng, bên trong lớp mô xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa tủy đỏ.

8. Sự to ra và dài ra của xương?

  • Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương
  • Các tế bào ở sụn tăng trưởng phân chia và hóa xương làm xương dài ra. Đến tuổi trưởng thành, sự

9. Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì với chức năng của xương?

  • Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương.
  • Thành phần vô cơ: canxi và photpho làm tăng độ cứng của xương. Nhờ vậy xương vững chắc, là cột trụ của cơ thể.

10. Giải thích vì sao xương động vật được hầm thì bở?

  • Khi hầm xương bò, lợn…….chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt lại. Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên bị bở.

11. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ?

  • Bắp cơ bao gồm nhiều bó cơ. Bó cơ gồm rất nhiều sợi cơ bọc trong màng liên kết. hai đầu bắp cơ có gân bám với xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ
  • Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. Tơ cơ có 2 loại là: tơ cơ dày có mấu sinh chất và tơ cơ mảnh trơn xen kẽ nhau.
  • Phần tơ cơ giữa 2 tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ.

12. Cơ chế phản xạ của sự co cơ?

  • Khi có kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm cơ co. khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại.

13. Sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa cơ hai đầu (cơ gấp) và cơ ba đầu (cơ duỗi) ở cánh tay?

  • Cơ nhị đầu ở cánh tay co nâng cẳng tay về phía trước. cơ tam đầu co thì duỗi cẳng tay ra.
  • Trong sự vận động của cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ: cơ này co thì cơ đối kháng dãn và ngược lại.

14. Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi cùng 1 bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng dãn tối đa không? Vì sao?

  • Không khi nào cả 2 cơ gấp và cơ duỗi cùng co tối da
  • Cơ gấp và cơ duỗi của 1 bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt)

15. Khi đi hoặc đứng, có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co? Giải thích?

  • Khi đi hoặc đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cùng co, nhưng không tối đa. Cả 2 cơ đối kháng tạo ra thế cân bằng cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rời vào chân đế.

16. Công là gì? Sử dụng khi nào?

  • Khi cơ co tạo 1 lực tác động lên vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra 1 cung.
  • Công cơ được sử dụng vào các thao tác vận động và lao động

17. Khối lượng như thế nào thì công cơ sản ra lớn nhất?

  • Công cơ có trị số lớn nhất khi cơ co để nâng 1 vật có khối lượng thích hợp với nhịp co vừa phải

18. Nguyên nhân của sự mỏi cơ?

  • Sự oxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbonic.
  • Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxi trong thời gian dài sẽ tích tụ axit lactic đầu độc cơ, dẫn tới sự mỏi cơ.

19. Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

4 yếu tố:

  • Thần kinh: tinh thần sảng khoái, ý thức cố gắng thì co cơ tốt hơn
  • Thể tích của cơ: bắp cơ lớn thì khả năng co mạnh hơn
  • Lực co cơ
  • Khả năng dẻo dai bền bỉ: làm việc lâu mệt mỏi

20. Những hoạt động nào được gọi là sự luyện tập cơ?

  • Thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ,
  • Tham gia các môn thể thao như chạy, nhảy, bơi lội, bóng chuyền, bóng bàn……một cách vừa sức
  • Tham gia lao động sản xuất phù hợp với sức lực

21. Khi bị mỏi cơ cần làm gì?

  • Nghỉ ngơi , thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh
  • Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

22. Trong lao động cần có những biên pháp gì để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao?

  • Cần làm ciệc nhịp nhàng, vừa sức
  • Cần có tinh thần thoải mai, vui vẻ

23. Luyện tập thường xuyên có tác dụng dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với cơ thể?

  • Tăng thể tích của cơ
  • Tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai. Do đó năng suất lao động cao.
  • Làm xương thêm cứng rắn, phát triển cân đối
  • Làm tăng năng lực hoạt động của các cơ quan khác như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, tiêu hóa
  • Làm cho tinh thần sảng khoái

24. Nêu các phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt nhất?

  • Thường xuyên lao động, tập thể dục thể thao.
0