Bài tập trắc nghiệm trang 14 Sách bài tập (SBT) Sinh học 6
1. Hãy chọn cụm từ thích hợp trong các cụm từ : (a) kính lúp ; (b) kính hiển vi, để điền vào chỗ trống trong câu sau : ...
1. Hãy chọn cụm từ thích hợp trong các cụm từ : (a) kính lúp ; (b) kính hiển vi, để điền vào chỗ trống trong câu sau :
1. Hãy chọn cụm từ thích hợp trong các cụm từ :
a) kính lúp ; (b) kính hiển vi, để điền vào chỗ trống trong câu sau :
Người ta sử dụng ....... (1)........ và....... (2)....... để quan sát những vật nhỏ bé, ....... (3)........ giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được.
Trả lời:
1. kính lúp
2 - 3. kính hiển vi
Khoanh tròn vào chữ cái chỉ phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong mỗi bài sau .
2. Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật lên
A. 5 - 10 lần
B. 3 - 20 lần
C. 10 - 40 lần
D. 3 - 50 lần
3. Kính hiển vi quang học có khả năng phóng to ảnh của vật lên
A. 40 - 3000 lần.
B. 40 - 5000 lần.
C. 400 - 6000 lần.
D. 10 - 5000 lần.
4. Khi đã xác định được vật mẫu, muốn nhìn thấy vật mẫu rõ nhất ta cần
A. điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.
B. đặt vật mẫu ở trung tâm bàn kính.
C. điều chỉnh ốc nhỏ.
D. điều chỉnh ốc to.
5. Khi quan sát tiêu bản tế bào thịt quả cà chua chín trên kính hiển vi, ta thấy các tế bào
A. không xếp sít với nhau mà rời nhau ra.
B. xếp sít nhau.
C. sắp xếp theo một trật tự xác định.
D. sắp xếp tạo ra nhiều khoảng trống.
6. Mô là một nhóm tế bào có các đặc điểm
A. có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
B. có hình dạng, cấu tạo giống nhau, thực hiện các chức năng khác nhau.
C. có hình dạng giống nhau nhưng cấu tạo khác nhau, cùng thực hiện một chức năng.
D. có hình dạng khác nhau nhưng cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng.
7. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào sau đây có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ?
A. Chất tế bào.
B. Màng sinh chất.
C. Nhân.
D. Lục lạp.
8. Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là
A. hệ cơ quan.
B. cơ quan.
C. mô.
D. tế bào.
9. Những bộ phận nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật ?
A. Lục lạp và vách tế bào.
B. Lục lạp và màng sinh chất.
C. Nhân và màng sinh chất.
D. Chất tế bào và không bào.
10. Tế bào nào sau đây có kích thước lớn, mắt thường có thể nhìn thấy được ?
A. Tế bào ở mô phân sinh ngọn.
B. Tế bào biểu bì vảy hành.
C. Tế bào sợi gai.
D. Tế bào biểu bì lá thài lài tía.
11. Tế bào nào sau đây có kích thước nhỏ, phái sứ dụng kính hiển vi mới nhìn thấy được ?
A. Tế bào tép bưởi.
B. Tế bào sợi quả bông.
C. Tế bào sợi gai.
D. Tế bào mô phân sinh ngọn.
12. Từ một tế bào ban đầu, sau khi phân chia sẽ tạo ra
A. 2 tế bào con.
B. 3 tế bào con.
C. 4 tế bào con.
D. 6 tế bào con.
13. Cơ thế thực vật lớn lên nhờ
A. sự tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia và tăng kích thước của từng tế bào do sự lớn lên của tế bào.
B. sự lớn lên của mỗi tế bào.
C. sự tăng số lượng các tế bào trong cơ thể qua quá trình phân chia.
D. sự tăng lên về số lượng và khối lượng các mô trong cơ thể.
Hướng dẫn trả lời:
Câu | Đáp án |
2 |
B |
3 | A |
4 | C |
5 | A |
6 | A |
7 | C |
8 | D |
9 | A |
10 | C |
11 | D |
12 | A |
13 | A |
Sachbaitap.com