05/02/2018, 12:13

Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 5: Dinh dưỡng Ni-tơ ở thực vật

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 5: Dinh dưỡng Ni-tơ ở thực vật Câu 1. Trong một khu vườn có nhiều loài hóa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận đúng về cây này là: A. Cần bón bổ sung muối canxi cho ...

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 5: Dinh dưỡng Ni-tơ ở thực vật Câu 1. Trong một khu vườn có nhiều loài hóa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận đúng về cây này là: A. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây. B. Có thể cây này đã được bón thừa kali. C. Cây cần được chiếu sáng tốt hơn. D. Có thể cây này đã được bón thừa nitơ. Câu 2. Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật: A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng. C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim. D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP… Câu 3. Cây hấp thụ nitơ ở dạng A. N2+ và NO3–. B. N2+ và NH3+. C. NH4+ và NO3–. D. NH4– và NO3+. Câu 4. Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa A. NO3– thành NH4+. B. NO3– thành NO2–. C. NH4+ thành NO2–. D. NO2– thành NO3–. Câu 5. Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ: A. NO2–→ NO3–→ NH4+. B. NO3– → NO2– → NH3. C. NO3– → NO2– → NH4+. D. NO3– → NO2– → NH2. Câu 6. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. B. sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá. C. lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. Câu 7. Cho nhận định sau: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình …(1)… và trạng thái …(2)… của tế bào. Do đó, nitơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của …(3)… (1), (2) và (3) lần lượt là: A. trao đổi chất, ngậm nước, tế bào thực vật. B. ngậm nước, trao đổi chất, tế bào thực vật. C. trao đổi chất, trương nước, tế bào thực vật. D. cân bằng nước, trao đổi chất, tế bào thực vật. Câu 8. Trong các nhận định sau : (1)Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4+ và NO3–. (2) NH4+ở trong mô thực vật được đồng hóa theo 3 con đường: amin hóa, chuyển vị amin và hình thành amit. (3) Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng. (4) Trong cây, NO3– được khử thành NH4+ . (5) Hình thành amit là con đường khử độc NH4+ dư thừa, đồng thời tạo nguồn dự trữ NH4+ cho quá trình tổng hợp axit amin khi cần thiết. Có bao nhiêu nhận định đúng về quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D D C A C B A C Bài viết liên quanĐề kiểm tra học kì 2Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Phóng xạ (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11 Đoạn mạch chứa nguồn điện – Ghép các nguồn điện thành bộ (Phần 2)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 2: Ấn Độ (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 44: AndehitBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 18: Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúngBài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12: Chương 7 (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (1921 – 1941) (phần 1)

Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 5: Dinh dưỡng Ni-tơ ở thực vật

Câu 1. Trong một khu vườn có nhiều loài hóa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận đúng về cây này là:

A. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây.

B. Có thể cây này đã được bón thừa kali.

C. Cây cần được chiếu sáng tốt hơn.

D. Có thể cây này đã được bón thừa nitơ.

Câu 2. Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật:

A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.

C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.

D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…

Câu 3. Cây hấp thụ nitơ ở dạng

A. N2+ và NO3.       B. N2+ và NH3+.

C. NH4+ và NO3.       D. NH4 và NO3+.

Câu 4. Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa

A. NO3 thành NH4+.        B. NO3 thành NO2.

C. NH4+ thành NO2.        D. NO2 thành NO3.

Câu 5. Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ:

A. NO2→ NO3→ NH4+.    B. NO3 → NO2 → NH3.

C. NO3 → NO2 → NH4+.    D. NO3 → NO2 → NH2.

Câu 6. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là

A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

B. sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá.

C. lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

Câu 7. Cho nhận định sau: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình …(1)… và trạng thái …(2)… của tế bào. Do đó, nitơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của …(3)…

(1), (2) và (3) lần lượt là:

A. trao đổi chất, ngậm nước, tế bào thực vật.

B. ngậm nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.

C. trao đổi chất, trương nước, tế bào thực vật.

D. cân bằng nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.

Câu 8. Trong các nhận định sau :

(1)Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4+ và NO3.

(2) NH4+ở trong mô thực vật được đồng hóa theo 3 con đường: amin hóa, chuyển vị amin và hình thành amit.

(3) Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng.

(4) Trong cây, NO3 được khử thành NH4+ .

(5) Hình thành amit là con đường khử độc NH4+ dư thừa, đồng thời tạo nguồn dự trữ NH4+ cho quá trình tổng hợp axit amin khi cần thiết.

Có bao nhiêu nhận định đúng về quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật?

A. 2.        B. 3.       C. 4.       D. 5.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D D C A C B A C
0