05/02/2018, 12:38

Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 25: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 25: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm Câu 1: Cho các phát biểu sau: (1) Có thể tìm được kim loại kiềm ở dạng nguyên chất ở những mỏ nằm sâu trong lòng đất. (2) Trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, kim loại kiềm có tính khử mạnh ...

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 25: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm Câu 1: Cho các phát biểu sau: (1) Có thể tìm được kim loại kiềm ở dạng nguyên chất ở những mỏ nằm sâu trong lòng đất. (2) Trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất. (3) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tăng dần. (4) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ sôi của các kim loại giảm dần. (5) Kim loại kiềm đều là những kim loại nhẹ hơn nước. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là: A 2 B. 3. C. 4. D. 5. Câu 2: Khi điều chế Na, người ta điện phân nóng chảy NaCl với anot làm bằng: A. thép B. nhôm. C. than chì. D. magie. Câu 3: Phản ứng nào sau đây không đúng: A. 2KNO3 −to→ 2KNO2 + O2 B. 2NaCl + 2H2O −ddpddd, m.n→ 2NaOH + Cl2 + H2 C. 3Cu + 2KNO3 + 8HCl −to→ 3CuCl2 + 2NO + 2KCl + 4H2O D. 4KNO3 + 2H2O −đpdd→ 4KOH + 4NO2 + O2 Câu 4: Cho các phát biểu sau về ứng dụng của kim loại kiềm: (1) Kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp, (2) Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim loại. (3) Kim loại kiềm dùng đề làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ. (4) Kim loai kiềm dùng để làm điện cực trong pin điện hóa (5) Kim loại kiềm dùng để gia công các chi tiết chịu mài mòn trong máy bay, tên lửa, ô tô Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D.4 Câu 5: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt. B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh. C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt. D. Chỉ có sủi bọt khí. Câu 6: Cho 3,36 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A vào nước thấy thoát ra 1,792 lít H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của A là A. 18,75 %. B. 10,09%. C. 13,13%. D. 55,33%. Câu 7: Đặt một mẩu nhỏ natri lên một tờ giấy thấm gấp thành dạng thuyền. Đặt chiếc thuyền giấy này lên một chậu nước có nhỏ sẵn vài giọt phenolphtalein. Dự đoán hiện tượng có thể quan sát được ở thí nghiệm như sau: (a) Chiếc thuyền chạy vòng quanh chậu nước. (b) Thuyền bốc cháy. (c) Nước chuyển màu hồng. (d) Mẩu natri nóng chảy. Trong các dự đoán trên, số dự đoán đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3? A. Cả 2 muối đều dễ bị nhiệt phân. B. Cả 2 muối đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2. C. Cả 2 muối đều bị thủy phân tạo mỗi trường kiềm yếu. D. Cả 2 muối đều có thể tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo kết tủa. Câu 9: Cho các chất sau: Na, Na2O, NaCl. NaHCO3, Na2CO3. Số chất có thể tạo ra NaOH trực tiếp từ một phản ứng là: A,2 B.3 C. 4. D. 5. Câu 10: Hấp thụ hết 7, lít khí CO2 (đktc) vào đung dịch hỗn hợp X gồm 0.4 mol KOH, 0,3 mol NaOH và 0,4 mol K2CO3 thu được dung dich Y. Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của % là: A. 18,92 B 15,68. C. 20,16. D. 16,72. Câu 11: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch X chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu dược V lít khí (đktc) và dung dịch Y. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là: A. V = 22,4(a – b) B. V = 11,2(a – b) C. V = 11,2(a + b) D. V = 22,4( a + b) Hướng dẫn giải và Đáp án 1-A 2-C 3-D 4-C 5-D 6-A 7-D 8-A 9-D 10-C 11-A Câu 6: Gọi công thức chung của 2 kim loại kiềm là M Phản ứng xảy ra: => Li (7) < M =21 < K (39) Gọi số mol của K và Li lần lượt là x và y: Câu 10: trong dung dịch X: nOH–=0,7 mol; nCO32-=0,4 mol Khi sục CO2 vào dung dịch X có các phản ứng: V = 0,9.22,4 = 20,16 lit Câu 11: phản ứng tạo khí: Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 Có khí thoát ra chứng tỏ (2) đã xảy ra, vậy CO32-đã phản ứng hết Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa, chứng tỏ trong Y có HCO3–. Vậy sau phản ứng (2) HCl đã hết. nCO2 = nHCl(2) = nHCl – nHCl(1) = a – b (mol) V = 22,4(a-b) Từ khóa tìm kiếm:khi nói về kim loại kiềm thổ phát biểu nào sai Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 13: Đại cương về polimeBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổBài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 40: Lênin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX (phần 1)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loạiBài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 10 Bài 13Chí Phèo của Nam Cao – một nhân vật điển hình – Bài tập làm văn số 4 lớp 11Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệpBài tập trắc nghiệm GDCD lớp 11 Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 1)


Câu 1: Cho các phát biểu sau:

(1) Có thể tìm được kim loại kiềm ở dạng nguyên chất ở những mỏ nằm sâu trong lòng đất.

(2) Trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất.

(3) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tăng dần.

(4) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ sôi của các kim loại giảm dần.

(5) Kim loại kiềm đều là những kim loại nhẹ hơn nước.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A 2    B. 3.    C. 4.    D. 5.

Câu 2: Khi điều chế Na, người ta điện phân nóng chảy NaCl với anot làm bằng:

A. thép    B. nhôm.    C. than chì.    D. magie.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây không đúng:

A. 2KNO3to→ 2KNO2 + O2

B. 2NaCl + 2H2O −ddpddd, m.n→ 2NaOH + Cl2 + H2

C. 3Cu + 2KNO3 + 8HCl −to→ 3CuCl2 + 2NO + 2KCl + 4H2O

D. 4KNO3 + 2H2O −đpdd→ 4KOH + 4NO2 + O2

Câu 4: Cho các phát biểu sau về ứng dụng của kim loại kiềm:

(1) Kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp,

(2) Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim loại.

(3) Kim loại kiềm dùng đề làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

(4) Kim loai kiềm dùng để làm điện cực trong pin điện hóa

(5) Kim loại kiềm dùng để gia công các chi tiết chịu mài mòn trong máy bay, tên lửa, ô tô

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A. 1.    B. 2.    C. 3.    D.4

Câu 5: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.

C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

D. Chỉ có sủi bọt khí.

Câu 6: Cho 3,36 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A vào nước thấy thoát ra 1,792 lít H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của A là

A. 18,75 %.    B. 10,09%.     C. 13,13%.    D. 55,33%.

Câu 7: Đặt một mẩu nhỏ natri lên một tờ giấy thấm gấp thành dạng thuyền. Đặt chiếc thuyền giấy này lên một chậu nước có nhỏ sẵn vài giọt phenolphtalein.

Dự đoán hiện tượng có thể quan sát được ở thí nghiệm như sau:

(a) Chiếc thuyền chạy vòng quanh chậu nước.

(b) Thuyền bốc cháy.

(c) Nước chuyển màu hồng.

(d) Mẩu natri nóng chảy.

Trong các dự đoán trên, số dự đoán đúng là:

A. 1.    B. 2.    C. 3.    D. 4.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3?

A. Cả 2 muối đều dễ bị nhiệt phân.

B. Cả 2 muối đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.

C. Cả 2 muối đều bị thủy phân tạo mỗi trường kiềm yếu.

D. Cả 2 muối đều có thể tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo kết tủa.

Câu 9: Cho các chất sau: Na, Na2O, NaCl. NaHCO3, Na2CO3. Số chất có thể tạo ra NaOH trực tiếp từ một phản ứng là:

A,2    B.3    C. 4.    D. 5.

Câu 10: Hấp thụ hết 7, lít khí CO2 (đktc) vào đung dịch hỗn hợp X gồm 0.4 mol KOH, 0,3 mol NaOH và 0,4 mol K2CO3 thu được dung dich Y. Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của % là:

A. 18,92    B 15,68.   C. 20,16.   D. 16,72.

Câu 11: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch X chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu dược V lít khí (đktc) và dung dịch Y. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là:

A. V = 22,4(a – b)   B. V = 11,2(a – b)

C. V = 11,2(a + b)   D. V = 22,4( a + b)

Hướng dẫn giải và Đáp án

1-A 2-C 3-D 4-C 5-D 6-A
7-D 8-A 9-D 10-C 11-A  

Câu 6:

Gọi công thức chung của 2 kim loại kiềm là M

Phản ứng xảy ra:

=> Li (7) < M =21 < K (39)

Gọi số mol của K và Li lần lượt là x và y:

Câu 10:

trong dung dịch X: nOH=0,7 mol; nCO32-=0,4 mol

Khi sục CO2 vào dung dịch X có các phản ứng:

V = 0,9.22,4 = 20,16 lit

Câu 11:

phản ứng tạo khí: Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl

NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

Có khí thoát ra chứng tỏ (2) đã xảy ra, vậy CO32-đã phản ứng hết

Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa, chứng tỏ trong Y có HCO3.

Vậy sau phản ứng (2) HCl đã hết.

nCO2 = nHCl(2) = nHCl – nHCl(1) = a – b (mol)

V = 22,4(a-b)


Từ khóa tìm kiếm:

0