Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 Bài 32: Ankin
Chương 6: Hidrocacbon không no Câu 1: Chất X có công thức: CH 3 – CH(CH 3 ) – C CH. Tên thay thế của X là A. 2-metylbut-2-en B. 3-metylbut-1-in C. 3-metylbut-1-en D. 2-metylbut-3-in Câu 2: Số liên kết σ trong mỗi phân tử ...
Chương 6: Hidrocacbon không no
Câu 1: Chất X có công thức: CH3 – CH(CH3) – C CH. Tên thay thế của X là
A. 2-metylbut-2-en B. 3-metylbut-1-in
C. 3-metylbut-1-en D. 2-metylbut-3-in
Câu 2: Số liên kết σ trong mỗi phân tử etilen; axetilen;buta-1,2- đien lần lượt là
A. 3; 5; 9 B. 5; 3; 9 C. 4; 2; 6 D. 4; 3; 6
Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa?
A. CH3 – CH = CH2 B. CH2 – CH – CH = CH2.
C. CH3 – C ≡ C – CH3 D. CH3 – CH2 – C ≡ CH2
Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 ?
A.3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 5: 4 gam một ankin X có thể làm mất tối đa 200m, dung dịch Br2 1M. Công thức phân tử của X là
A.C5H8 B. C2H2 C. C3H4 D. C4H6
Câu 6: Dẫn 3,36 lít hỗn hợp X gồm metan và axetilen vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa và có 1,12 lít khí thoát ra. (Thể tích các khí đo (đktc)). Giá trị của m là
A.12,0 B. 24,0 C.13,2 D. 36,0
Câu 7: Cho 3,36 lít Hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A.C4H4 B. C2H2 C. C4H6 D. C3H4
Câu 8: Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là
A.0,46 B. 0,22 C.0,34 D. 0,32
Đáp án
1. B | 2. B | 3. D | 4. B | 5. C | 6. B | 7. B | 8. B |
Câu 5:
nBr2 = 1.0,2 = 0,2 mol
2nX = nBr2 => nX = 0,1
=> MX = 40 (C3H4)
Câu 6:
nC2H2 = (3,36 - 1,12) / 22,4 = 0,1 mol
=> nC2Ag2 = 0,1 mol => m = 0,1 . 240 = 24 gam
Câu 7:
CxHy + nAgNO3 + nNH3 → CxHy-nAgn + nNH4NO3
n ↓ = nX = 3,36/22,4 = 0,15 (mol) => M ↓ = 36/0,15 = 240
MX = M ↓ - 107n => n = 2; MX = 26 (C2H2)
Tham khảo Các bài chương 6 Hóa 11