Bài tập trắc nghiệm Hình 11: Phép đối xứng tâm (phần 2)
Câu 6: Hình nào dưới đây vừa có tâm đối xứng vừa có trục đối xứng? A. hình bình hành B. hình chữ nhật C. hình tam giác đều D. hình tam giác cân Câu 7: Có bao nhiêu phép đối xứng tâm biến hình chữ nhật thành chính nó? A. một B. hai C. ba ...
Câu 6: Hình nào dưới đây vừa có tâm đối xứng vừa có trục đối xứng?
A. hình bình hành B. hình chữ nhật
C. hình tam giác đều D. hình tam giác cân
Câu 7: Có bao nhiêu phép đối xứng tâm biến hình chữ nhật thành chính nó?
A. một B. hai
C. ba D. không
Câu 8: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(-5;9). Phép đối xứng tâm I(2; -6) biến M thành M’ thì tọa độ M’ là.
A. M'(9;-15) B. M'(9;-3)
C.M'(9;-21) D. M'(1;-3)
Câu 9: trong mặt phẳng Oxy cho điểm I(2; -5). Phép đối xứng tâm I biến M(x; y) thành M'(3; 7). Tọa độ của M là:
A. M(5/2;1) B. M(7;-3)
C. M(-1;-12) D. M(1;-17)
Câu 10: trong mặt phẳng Oxy phép đối xứng tâm I biến M(6; -9) thành M'(3;7). Tọa độ của tâm đối xứng I là:
A. I(-3/2; -8) B. (-3;16)
C. (9/2; -1) D. I(-3/2; -1)
Đáp án và Hướng dẫn giải
6 - B | 7 - A | 8 - C | 9 - D | 10 - C |
Câu 6:
1. Hình bình hành có tâm đối xứng; hình tam giác cân và hình tam giác đều chỉ có trục đối xứng.
Câu 7:
Đáp án A.
Câu 8:
Thử vào công thức : Phép đối xứng tâm I(x0;y0) biến M(x; y) thành M’(x’, y’) thì
Nhận xét: bài toán đơn giản nhưng rất dễ nhầm lẫn công thức tọa độ trung điểm của đoạn thẳng sang tọa độ vecto (lấy tọa độ điểm đầu trừ tạo độ điểm cuối, hoặc nhầm tọa độ trung điểm).
Câu 9:
Cách làm tương tự bài 3.
Câu 10:
Tọa độ I bằng trung bình cộng tọa độ của M và M’.