Bài tập trắc nghiệm Hình 11: Phép đối xứng tâm (phần 1)
Câu 1: Hình có hai đường thẳng a và b song song với nhau thì có bao nhiêu phép đối xứng tâm biến a thành b? A. Một B. Hai C. Ba D. Vô số Câu 2: Cho hình bình hành ABCD tâm O. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh BC và AD. Phép đối xứng tâm O ...
Câu 1: Hình có hai đường thẳng a và b song song với nhau thì có bao nhiêu phép đối xứng tâm biến a thành b?
A. Một B. Hai
C. Ba D. Vô số
Câu 2: Cho hình bình hành ABCD tâm O. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh BC và AD. Phép đối xứng tâm O biến.
A. DF→ thành EB→ B. EC→ thành AF→
C. BO→ thành OD→ D. BE→ thành DF→
Câu 3: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(-3;7). Phép đối xứng tâm O biến M thành M’ thì tọa độ M’ là:
A. M’(-3;-7) B. M’(3;-7)
C. M’(7;-3) D. M’(7;3)
Câu 4: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(2;-6) và điểm I(1;4). Phép đối xứng tâm I biến M thành M’ thì tọa độ M’ là:
A. M’(0;14) B. M’(14;0)
C. M’(-3/2;-2) D. M’(-1/2;5)
Câu 5: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 2x - 6y + 5 = 0 điểm I(2;-4). Phép đối xứng tâm I biến d thành d’ có phương trình:
A.2x - 6y - 5 = 0
B.2x - 6y - 61 = 0
C.6x - 2y + 5 = 0
D. 6x - 2y + 61 = 0
Đáp án và Hướng dẫn giải
1-D | 2-D | 3-B | 4-A | 5-B |
Câu 1:
Lấy hai điểm A, B bất kì lần lượt thuộc a, b. Trung điểm I của AB chính là tâm đối xứng của hình. Có vô số điểm I thỏa mãn. Chọn đáp án D
Câu 2:
Chọn đáp án D
Nhận xét: ba phương án A, B, C đều sai về hướng của vecto
Câu 3:
Phép đối xứng tâm O biến M(x;y) thành M’(-x;-y). Chọn đáp án B
Câu 4:
Phép đối xứng tâm I(x0; y0) biến M(x; y) thành M'(x'; y') thì:
⇒ M'(0;14). Chọn đáp án A
Câu 5: Lấy M(x;y) thuộc d, phép đối xứng tâm I (x0; y0) biến M(x; y) thành M'(x'; y') thì
Thay vào phương trình d ta được :2(4 - x') - 6(-8 - y') + 5 = 0 ⇒ 2x' - 6y' - 61 = 0 hay 2x - 6y - 61 = 0. Chọn đáp án B