Bài tập quá trình hình thành loài mới
Tuyển chọn các bài tập về cơ chế hình thành loài mới Bài tập phân biệt học thuyết tiến hóa Lamac và thuyết tiến hóa Đacuyn ...
Tuyển chọn các bài tập về cơ chế hình thành loài mới
- Bài tập phân biệt học thuyết tiến hóa Lamac và thuyết tiến hóa Đacuyn
- Bài tập phần quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật
- Loài , các cơ chế cách li và quá trình hình thành loài
Xem thêm: Chuyên đề 5 : Tiến hóa
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình hình thành loài mới?
A. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.
B. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi và cách li sinh sản với các quần thể thuộc loài khác.
C. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng xác định, tạo ra nhiều cá thể mới có kiểu hình mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.
D. Là một quá trình lịch sử dưới tác động của môi trường tạo ra những quần thể mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.
Câu 2: Sự xuất hiện loài mới được đánh dấu bằng
A. cách li cơ học. B. cách li sinh sản (cách li di truyền). C. cách li tập tính. D. cách li sinh thái.
Câu 3: Sự tiến hoá của các loài thường diễn ra
A. theo đường thẳng. B. theo kiểu phân nhánh. C. theo kiểu hội tụ. D. theo kiểu phóng xạ.
Câu 4: Phương thức hình thành loài khác khu thể hiện ở con đường hình thành loài nào?
A. Con đường cách li tập tính. B. Con đường địa lí.
C. Con đường sinh thái.
D. Con đường lai xa và đa bội hoá (đa bội khác nguồn).
Câu 5: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong các kiểu gen?
A. Cách li sinh thái. B. Cách li địa lí. C. Cách li cơ học. D. Cách li tập tính.
Câu 6: Đặc điểm của hệ động, thực vật ở đảo là bằng chứng cho sự tiến hoá dưới tác dụng của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tố nào sau đây?
A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái. C. Cách li sinh sản. D. Cách li di truyền.
Câu 7: Trong quá trình tiến hoá, sự cách li địa lí có vai trò
A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.
C. là điều kiện làm biến đổi kiểu hình của sinh vật theo hướng thích nghi.
D. tác động làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể.
Câu 8: Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí là
A. Tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại dần dần hình thành nòi mới.
B. Tích luỹ những đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành nòi địa lí rồi tới các loài mới.
C. Nhân tố gây ra sự phân ly tính trạng tạo ra nhiều nòi mới.
D. Nhân tố gây ra sự biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí)
A. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
B. Trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.
C. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường gặp ở cả động vật và thực vật.
D. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới.
Câu 10: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên Trái Đất?
A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong điều kiện môi trường đặc trưng của đảo qua một thời gian dài.
B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán sang nơi khác.
C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.
D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.
Câu 11: Quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì
A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.
B. rất dễ xảy ra hiện tượng du nhập gen.
C. giữa các đảo có sự cách li địa lý tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
D. chịu ảnh hướng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 12: Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở
A. thực vật và động vật. B. thực vật và động vật ít di động.
C. chỉ có ở thực vật bậc cao. D. chỉ có ở động vật bậc cao.
Câu 13: Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài nào?
A. Con đường địa lí và cách li tập tính. B. Con đường địa lí, lai xa và đa bội hoá.
C. Con đường địa lí và sinh thái. D. Con đường sinh thái, lai xa và đa bội hoá.
Câu 14: Tại sao các cá thể cùng loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối để hình thành loài bằng cách li tập tính?
A. Đột biến làm biến đổi kiểu hình của cơ quan sinh sản nên giữa cá thể bình thường và cá thể đột biến không còn giao phối được với nhau.
B. Đột biến dẫn đến rối loạn giới tính, gây chết hoặc vô sinh ở động vật.
C. Đột biến rút ngắn hoặc kéo dài thời gian sinh trưởng ở thực vật.
D. Đột biến luôn phát sinh, tạo ra các biến dị tổ hợp và hình thành các kiểu gen mới, nếu kiểu gen này làm thay đổi tập tính giao phối thì chỉ có các cá thể tương tự mới giao phối được với nhau.
Câu 15: Trong quá trình hình thành loài mới điều kiện sinh thái có vai trò
A. là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau.
B. thúc đẩy sự phân hoá quần thể.
C. thúc đẩy sự phân li của quần thể gốc.
D. là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
Câu 16: Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở những nhóm sinh vật
A. động vật di chuyển xa. B. thực vật.
C. động vật ít di chuyển xa. D. thực vật và động vật ít di chuyển xa.
Câu 17: Phương thức hình thành loài chậm diễn ra ở những con đường hình thành loài nào?
A. Con đường địa lí và sinh thái.
B. Con đường cách li tập tính, lai xa và đa bội hoá.
C. Con đường sinh thái, lai xa và đa bội hoá.
D. Con đường địa lí, lai xa và đa bội hoá.
Câu 18: Phương thức hình thành loài nhanh diễn ra ở con đường hình thành loài nào?
A. Con đường địa lí. B. Con đường cách li tập tính.
C. Con đường sinh thái. D. Con đường lai xa và đa bội hoá.
Câu 19: Hãy chọn cách giải thích đúng nhất trong các cách giải thích sau về cách thức hình thành loài cây song nhị bội trong tự nhiên?
A. Lai tế bào xôma, sau đó nhân thành cây.
B. Lai xa kèm theo đa bội hoá con lai.
C. Cho cây tự đa bội hoá.
D. Lai xa kèm theo đa bội hoá hoặc lai tế bào xôma rồi nuôi cấy tế bào thành cây lai.
Câu 20: Hiện tượng nào sau đây nhanh chóng hình thành thành loài mới mà không cần sự cách li địa lí?
A. Tự đa bội hoá. B. Dị đa bội hoá. C. Lai xa khác loài. D. Đột biến NST.
Câu 21: Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường được thấy ở
A. thực vật. B. động vật di chuyển xa. C. động vật ít di chuyển xa. D. động vật kí sinh.
Câu 22: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện như sau:
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
A. 5 --> 1 --> 4. B. 4 x 3 x 1. C. 3 x 1 x 4. D. 1 x 3 x 4.
Câu 23: Từ quần thể cây lưỡng bội người ta có thể tạo được quần thể cây tứ bội. Quần thể cây tứ bội này có thể xem là một loài mới vì
A. quần thể cây tứ bội có sự khác biệt với quần thể cây lưỡng bội về số lượng NST.
B. quần thể cây tứ bội không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây lưỡng bội.
C. quần thể cây tứ bội giao phấn được với các cá thể của quần thể cây lưỡng bội cho ra cây lai tam bội bị bất thụ.
D. quần thể cây tứ bội có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể lưỡng bội.
Câu 24: Loài lúa mì trồng hiện nay (Triticum aestivum) được hình thành trên cơ sở
A. sự cách li địa lí giữa dạng lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mĩ.
B. là kết quả của quá trình lai khác loài.
C. là kết quả của quá trình tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì.
D. là kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá.
Câu 25: Kapêtrencô (1927) đã tạo ra loài cây mới từ cải củ (2n = 18) và cải bắp (2n = 18) như thế nào?
A. Lai cải bắp với cải củ tạo ra con lai hữu thụ.
B. Đa bội hoá dạng cải bắp rồi cho lai với cải củ tạo ra con lai hữu thụ.
C. Đa bội hoá dạng cải củ rồi cho lai với cải bắp tạo ra con lai hữu thụ.
D. Lai cải bắp với cải củ được F1, đa bội hoá F1 được dạng lai hữu thụ.
Câu 26: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 toàn NST nhỏ. Cơ chế nào đã dẫn đến sự hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52?
A. Con đường cách li tập tính.
B. Con đường địa lí.
C. Con đường sinh thái.
D. Con đường lai xa và đa bội hoá.
Câu 27: Thể song nhị bội là cơ thể có
A. tế bào mang bộ NST lưỡng bội.
B. tế bào mang bộ NST tứ bội.
C. tế bào mang 2 bộ NST lưỡng bội của hai loài bố mẹ.
D. tế bào chứa bộ NST lưỡng bội với một nửa nhận từ loài bố và nửa kia nhận từ loài mẹ.
Câu 28: Nguồn gốc của loài cỏ chăn nuôi Spartina ở Anh với 120 NST đã được xác định là kết quả lai tự nhiên giữa một loài cỏ gốc Châu Âu và một loài cỏ gốc Mĩ nhập vào Anh có bộ NST là
A. 60 và 60. B. 50 và 70. C. 40 và 80. D. 30 và 90.