15/01/2018, 08:46

Bài tập nhận thức âm thanh cho trẻ mắc chứng khó đọc

Bài tập nhận thức âm thanh cho trẻ mắc chứng khó đọc Gợi ý hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho trẻ dyslexia Trẻ mắc chứng khó đọc (dyslexia) thường gặp khó khăn về đọc khá nặng, gây trở ngại cho ...

Bài tập nhận thức âm thanh cho trẻ mắc chứng khó đọc

Trẻ mắc chứng khó đọc (dyslexia) thường gặp khó khăn về đọc khá nặng, gây trở ngại cho kết quả học tập và các hoạt động đòi hỏi kỹ năng đọc. Nhằm giúp trẻ cải thiện tình trạng này, quý thầy cô và quý phụ huynh có thể tham khảo các bài tập nhận thức âm thanh cho trẻ mắc chứng khó đọc sau đây.

GỢI Ý HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM THANH CHO TRẺ DYSLEXIA

STT

Cấp độ nhận thức

Bài tập/Trò chơi

Mục tiêu

Nội dung

1

Âm vị

Tìm âm thanh cho chữ cái

- Rèn khả năng nhân diện âm thanh của chữ cái

- Phân biệt đúng 2 chữ cái có kí hiệu gần giống nhau

- Bài mới: GV giới thiệu mẫu chữ cái kết hợp đọc mẫu (nhằm giúp hs nhận diện được âm thanh tương ứng với chữ cái). Học sinh đọc chữ cái theo hướng dẫn của gv.

+ GV yêu cầu hs nhắm mắt và lắng nghe tiếng gv đọc, nếu tiếng nào gv dọc có chữ cái giống với mẫu chữ hs cầm thì hs giơ tay lên. Sau đó học sinh mở mắt ra, nhìn mẫu chữ và lặp lại

- Tiết ôn tập: GV giơ hai mẫu chữ cái và yêu cầu hs đọc tên các chữ cái ấy. Sau đó, GV yêu cầu học sinh lắng nghe những tiếng GV đọc, nếu tiếng GV đọc có chứa chữ cái nào thì HS giơ chữ cái ấy lên

(Có thể tăng độ khó của bài tập bằng cách dùng 1 cặp chữ cái/ vần mà HS thường nhầm chúng với nhau

Ai đi đầu? Ai đi cuối

- HS xác định đúng âm đầu và phần vần của tiếng đã nghe

- Sửa lỗi viết sai thứ tự chữ cái trong từ

- GV đặt một bức tranh lên bàn,sau đó lần lượt đưa hai thẻ tương ứng chuẩn bị cho bức tranh đó, nhắm vào các lỗi thường gặp của trẻ, yêu cầu HS đọc thẻ ấy lên. Sau khi đọc hai thẻ, trẻ sẽ chọn lấy 1 thẻ phù hợp với nội dung bức tranh và đặt vào tranh

Vì dụ: nắng – ngắn; ngan – nàng; ớt – tớ..

2

Từ

Tìm tiếng có âm đầu

- HS xác định đúng âm đầu/vần của tiếng cho trước, tìm đúng tiếng có cùng âm đầu/vần với tiếng cho trước

- GV đưa ra 1 âm đầu , HS lần lượt nêu các tiếng có chứa âm đầu đó cho đến khi không nghĩ ra nữa thì chuyển sang âm khác. Sau mỗi từ được nêu, HS lên bảng và ghi tiếng ấy ra. GV có thể chuẩn bị sẵn một vài tranh ảnh (dự đoán trước) thể hiện nội dung của tiếng đó và yêu cầu HS đính chúng vào tiếng vừa viết.

Khắc xuất, khắc nhập

- Giúp HS rèn khả năng kết hợp âm tạo thành tiếng và ngược lại, pân tích đúng các âm/vần có trong tiếng được nêu

- GV yêu cầu HS lắng nghe từ được đọc ra. Sau khi đọc, GV hỏi HS âm đầu, vần, dấu thanh của từ.

- Sau khi HS trả lời GV có thể nâng độ khó lên bằng cách bỏ đi âm đầu của từ và hỏi hs phần vần còn lại.

Bingo

- Trẻ nhận biết đúng từ GV đọc trong bảng Bingo

- HS nhận được 1 phếu gồm 6 tiếng/từ chứa các âm/vần trẻ dễ lẫn hoặc các từ trẻ hạy đảo đổi khi đọc. GV đọc từ, nếu trên phiếu của HS có từ GV đọc thì HS đánh dấu lại. Khi nào trẻ đánh dấu hết từ hàng ngang của phiếu thì hô to Bingo

Ví dụ một mẫu phiếu Bingo

Tấc

Dừa

Cắt

Tắc

Cất

Bừa

Tập

nhàn

Bừa

Nành

Dừa

Bật

3

Câu

Gia đình từ

- HS phối hợp đúng các âm để tạo thành từ phù hợp với nghĩa của câu

- GV chuẩn bị một loạt các câu với 1 số âm/vần điệp với nhau. Trong đó, chọn một số từ hoặc chỉ lấy phần vần, bỏ đi âm đầy hoặc chỉ lấy âm đầu bỏ đi phần vần. Phát cho HS một dải câu, yêu cầu trẻ đọc câu để tìm 1 chữ cái điền vào từ bị thiếu phần đầu. Sau đó yêu cầu HS đọc câu lên

Ví dụ: GV dùng 1 số câu (bỏ đi phần gạch dưới) như sau:

+ Bà ba bán bánhbò bông

+ Đêm đêm đom đóm đốt đèn đi đâu?

Truyền tin

- Giúp HS ghi nhớ và viết đúng các câu ngắn có sự xuất hiện của âm cho sẵn

- GV chuẩn bị các câu ngắn, đơn giản chứa các từ HS dễ nhầm lẫn. Chia HS theo nhóm. Phát cho HS đầu tiên trong nhóm phiếu có in câu. HS đọc xong và ghi nhớ câu. GV cất phiếu đi và yêu cầu HS ấy nói lại câu vừa đọc cho người bạn sau lưng mình. HS cuối cùng nhận được tin sẽ viết câu nghe được lên bảng.

Ví dụ 1 số câu: Dế đi đò. Bé đi bơi. Quả ớt đỏ. Bé vẽ dê và bò. Đom đóm bật đèn..

4

Văn bản

Tìm âm trong văn bản

- HS nhận ra được những từ trong câu bắt đầu với cùng 1 âm hoặc chứa cùng 1 vần sau khi nghe đọc câu

- GV cho HS đọc 1 bài thơ hoặc 1 bài đồng dao ngắn có nhiều tiếng bắt đầu bằng âm hoặc chứa vần mà học sinh hay nhầm lẫn

- Sau đó GV yêu cầu HS lắng nghe bạn mình đọc và nêu xem có bao nhiêu từ bắt đầu bằng âm cho sẵn, hoặc chứa vần đang cần tìm.

Ví dụ có bao nhiêu âm “b” trong bài thơ sau

Ve ve e hè về

Vui vui hè vè

Hè về, vẽ ve ve

vẽ dê và bò bê no cỏ

0