Bài tập lí thuyết phần tiến hóa mức độ nâng cao
Tuyển tập các bài bài tập phần tiến hóa mức độ nâng cao Xem thêm: Chuyên đề 5 : Tiến hóa ...
Tuyển tập các bài bài tập phần tiến hóa mức độ nâng cao
Xem thêm: Chuyên đề 5 : Tiến hóa
Câu 37: Theo quan niệm hiện đại, quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở bởi vì:
A. nó là đơn vị tồn tại thực của loài trong tự nhiên
B. Nó là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên
C. nó vừa là đơn vị tồn tại vừa là đơn vị sinh sản của loài
D. Nó là một hệ gen mở, có vốn gen đặc trưng
Câu 38: Đặc điểm nào sau đây là điểm giống nhau giữa người với vượn người?
A. Diện tích bề mặt và thể tích não bộ
B. Chi trước và chi sau có sự phân hóa khác nhau
C. Cột sống hình cữ S và bàn chân dạng vòm
D. Xương sườn, xương cụt và số lượng răng
Câu 39 : Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là:
A. Giải thích được sự đa dạng của sinh giới.
B. Giải thích được tính thích nghi hợp lí của sinh vật.
C. Chứng minh sinh giới là kết quả của một quá trình phát triển liên tục.
D. Bác bỏ vai trò của Thượng đế trong việc sáng tạo ra các loài sinh vật
Câu 40 : Những yếu tố nào sau đây được xem là nguyên liệu của quá trình tiến hóa ?
A. đặc điểm thích nghi và tính di truyền .
B. quá trình đột biến và quá trình giao phối .
C. biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên .
D. đột biến và biến dị tổ hợp .
Câu 41: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về đặc điểm thích nghi ?
A. thích nghi kiểu gen là những đặc điểm thích nghi bẩm sinh hình thành trong đời cá thể.
B. thích nghi kiểu hình chính là những thường biến trong đời cá thể.
C. thích nghi kiểu hình có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
D. thích nghi kiểu gen được hình thành trong lịch sử của loài dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
Câu 42: Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi chịu sự chi phối của các nhân tố nào?
A. quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li
B. quá trình đột biến và quá trình giao phối .
C. quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên.
D. quá trình đột biến, quá trình giao phối và các cơ chế cách li.
Câu 43: Ví dụ nào sau đây không thuộc thích nghi kiểu gen?
A. Bọ lá có hình dạng giống lá cây B. Bọ que có hình dạng giống cái que
C. Cây bàng rụng lá về mùa đông D. Sự thay đổi màu sắc của tắc kè hoa
Câu 44: Theo Đacuyn, nguyên nhân tiến hóa là gì ?
A. Chọn lọc tự nhiên dưới tác động của ngoại cảnh .
B. Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của ngoại cảnh .
C. Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên .
D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua tính biến dị và di truyền của sinh vật .
Câu 45: Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG nằm trong quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên:
A. Vừa đào thải những biến dị có hại, vừa bảo tồn, tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.
B. Phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. Động lực thúc đẩy là đấu tranh sinh tồn.
D. Quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng.
Câu 46: Điểm giống nhau cơ bản giữa quá trình chọn lọc tự nhiên và quá trình chọn lọc nhân tạo là:
A. Phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
B. Quá trình vừa đào thải các biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi.
C. Quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các loài sinh vật.
D. Diễn ra trên quy mô rộng lớn, trải qua thời gian lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng.
Câu 47 : Theo Đacuyn, nguyên nhân nào làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú ?
A. Tính biến dị và tính di truyền của sinh vật.
B. Chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
C. Chọn lọc tự nhiên dựa trên tính biến dị và tính di truyền của sinh vật.
D. Đấu tranh sinh tồn.
Câu 48: Phát biểu nào sau đây KHÔNG nằm trong nội dung thuyết tiến hóa của Đacuyn ?
A. Hình thành qua nhiều dạng trung gian theo con đường phân li tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các dạng kém thích nghi bị đào thải, chỉ còn những dạng thích nghi nhất
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi kịp thời do đó không có bị đào thải.
D. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một gốc chung.
Câu 49: Đacuyn quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa các loài ?
A. Các loài có nguồn gốc khác nhau.
B. Các loài được hình thành đồng thời và không biến đổi.
C. Các loài khác nhau là kết quả của quá trình tiến hóa từ một gốc chung.
D. Các loài khác nhau là kết quả của quá trình tiến hóa từ các nguồn gốc khác nhau.
Câu 50: Đóng góp quan trọng nhất của thuyết tiến hóa Đacuyn là :
A. Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có nguồn gốc chung.
B. Giải thích được sự hình thành loài mới.
C. Giải thích được cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi.
D. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên.
Câu 51: Mối quan hệ giữa di truyền học và thuyết tiến hoá hiện đại là:
A. Di truyền là cơ sở vững chắc cho thuyết tiến hoá hiện đại.
B. Thuyết tiến hoá hiện đại là nền móng cho di truyền học phát triển.
C. Di truyền học và thuyết tiến hoá hiện đại là hai mảng khoa học gắn kết nhau.
D. Di truyền học là một
Câu 52: Theo Kimura, đột biến ở cấp độ phân tử thường có đặc điểm gì ?
A. Đa số là có lợi. B. Đa số là có hại.
C. Đa số là trung tính. D. Đa số là có hại, một số có lợi.
Câu 53: Nội dung cơ bản trong thuyết tiến hóa của Kimura là gì ?
A. Tích lũy những đột biến có lợi, đào thải các đột biến có hại.
B.Tích lũy những đột biến có lợi, đào thải các đột biến có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính,dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Câu 54: Quá trình tiến hóa lớn diễn ra theo các con đường sau :
A. Phân li tính trạng và đồng qui tính trạng .
B. Phân li tính trạng và chọn lọc tự nhiên .
C. Chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li.
D. Chọn lọc tự nhiên và đồng qui tính trạng .
Câu 55: Phát biểu nào dưới đây là KHÔNG đúng khi nói về giai đoạn tiến hoá hoá học ?
A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học
B. Từ các chất vô cơ đã hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản.
C. Có sự hình thành mầm mống những cơ thể sống đầu tiên.
D. Chịu tác động của các nguồn năng lượng tự nhiên theo những qui luật hóa học.
Câu 56: Cơ sở di truyền học của thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính là:
A. Các đột biến trung tính không được di truyền cho thế hệ sau.
B. Các đột biến trung tính chịu sự định hướng của chọn lọc tự nhiên.
C. Các đột biến trung tính được củng cố một cách ngẫu nhiên.
D. các đột biến trung tính mang những đặc điểm có lợi cho cơ thể sinh vật.
Câu 57: Trong quần thể ong, ong thợ đảm bảo sự tồn tại của cả tổ ong nhưng không có khả năng sinh sản, mà ong chúa đảm nhiệm chức năng sinh sản, nếu không có ong chúa thì đàn ong bị tiêu diệt. Điều này chứng minh:
A. CLTN không tác động từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, trong đó các gen thống nhất .
B. CLTN không chỉ tác động với từng cá thể riêng rẽ mà còn với cả quần thể, trong đó các cá thể có quan hệ ràng buộc nhau.
C. CLTN phân hoá chức phận của mỗi cá thể trong quần thể.
D. CLTN phân hoá khả năng sinh sản của từng cá thể trong quần thể.
Câu 58: Vai trò định hướng quá trình tiến hoá của các hình thức chọn lọc KHÔNG phải là:
A. Chọn lọc ổn định bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, nên cá thể tiến hoá theo hướng kiên định kiểu gen dã đạt được.
B. Chọn lọc vận động tác động làm tần số kiểu gen biến đổi theo hướng thích nghi nới thay đổi môi trường nên quần thể tiến hoá theo hướng thích nghi ngày càng cao.
C. Chọn lọc gián đoạn tác động phân hoá quần thể thành nhiều nhóm cá thể thích nghi với các hướng khác nhau. Do vậy quần thể ban đầu bị phân hoá thành nhiều kiểu hình.
D. Chọn lọc gián đoạn tác động gián đoạn làm cho tần số alen của quần thể biến đổi theo hướng không xác định, nên kiểu hình của quần thể cũng thay đổi liên tục.
Câu 59: Nguyên nhân tăng cường tính chống thuốc ở một số loài sâu bọ hay vi khuẩn là:
A. Áp lực chọn lọc cao do tăng liều lượng thuốc.
B. Áp lực chọn lọc cao do tần số các đột biến ở sâu bọ lớn.
C. Áp lực chọn lọc cao do số lượng sâu bọ lớn nên tiềm năng sinh sản cao.
D. Áp lực chọn lọc cao do số lượng sâu bọ giảm mạnh
Câu 60: Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối là nguyên nhân để chúng ta sử dụng thuốc trừ sâu với :
A. Liều lượng cao nhất. B. Liều lượng thấp nhât.
C. Liều lượng thích hợp. D. Liều lượng trung bình.
Câu 61: Hiện tượng đa hình cân bằng di truyền trong quần thể là:
A. Quần thể có sự phát triển ưu thế của loại kiểu hình thích nghi nhất.
B. Quần thể song song tồn tại một số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định.
C. Quần thể có vốn gen đa hình.
D. Các đặc điểm thích nghi trong quần thể liên tục thay đổi và hoàn thiện.
Câu 62: Nguyên nhân chính của hiện tượng đa hình cân bằng di truyền là:
A. Cá thể dị hợp có ưu thế hơn so với cá thể đồng hợp.
B. Các thể dị hợp có ưu thế hơn so với cá thể đồng hợp trội.
C. Cá thể dị hợp có ưu thế hơn so với cá thể đồng hợp lặn.
D. Cá thể đồng hợp trội có ưu thế hơn so với cá thể dị hợp.
Câu 63: Sinh vật có cấu tạo đơn giản tồn tại đến ngày nay là do:
A. Cấu tạo cơ thể thích nghi cao với môi trường sống.
B. Kích thước nhỏ nên ít bị tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Có số lượng nhiều nên khả năng sống sót cao.
D. Chúng lẫn tránh được tác động của chọn lọc tự nhiên
Câu 64: Điều kiện để một đột biến gen lặn biểu hiện thành kiểu hình là :
A. nhờ quá trình giao phối và thời gian cần thiết để gen lặn xuất hiện ở trạng thái đồng hợp
B. nhờ quá trình giao phối và thời gian cần thiết để gen lặn xuất hiện ở trạng thái dị hợp.
C. gen lặn không bị gen trội bình thường át chế.
D. gen lặn tồn tại với gen trội tương ứng ở trạng thái dị hợp.
Câu 65: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên ?
A. kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành loài mới.
B. nhân tố qui định chiều hướng, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể.
C. chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng gen riêng rẽ mà với toàn bộ kiểu gen.
D. chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
Câu 66 : Ở các loài giao phối tổ chức loài có tính chất tự nhiên và toàn vẹn hơn các loài sinh sản vô tính, đơn tính sinh hay tự phối vì :
A. các loài giao phối có quan hệ ràng buộc về mặt sinh sản.
B. các loài giao phối dễ phát sinh biến dị hơn.
C. số lượng kiểu gen ở các loài giao phối rất lớn.
D. số lượng cá thể ở các loài giao phối rất lớn.
Câu 67 : Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về nòi ?
A. nòi là một nhóm quần thể phân bố gián đoạn hoặc liên tục.
B. các cá thể khác nòi trong loài có thể giao phối với nhau.
C. hai nòi địa lí khác nhau có thể có khu phân bố trùm lên nhau.
D. trong cùng khu vực địa lí có thẻ tồn tại nhiều nòi sinh thái.
Câu 68: Trong việc giải thích nguồn gốc chung các loài, quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định ?
A. hình thành loài mới. B. chọn lọc tự nhiên.
C. hình thành đặc điểm thích nghi. D. phân li tính trạng.