15/01/2018, 10:55

Bài tập Hóa học lớp 10: Nguyên tử

Bài tập Hóa học lớp 10: Nguyên tử Bài tập Hóa học lớp 10 chương 1 Bài tập Hóa học lớp 10 chương 1 bao gồm các bài tập Hóa học lớp 10 cơ bản và nâng cao chương I phần nguyên tử. Đây là tài liệu học tập ...

Bài tập Hóa học lớp 10: Nguyên tử

Bài tập Hóa học lớp 10 chương 1

bao gồm các bài tập Hóa học lớp 10 cơ bản và nâng cao chương I phần nguyên tử. Đây là tài liệu học tập môn Hóa hay dành cho các bạn luyện tập trên lớp cũng như ở nhà, giúp các bạn củng cố kiến thức, ôn thi học kì, luyện thi đại học môn Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 - Chương 1: Nguyên tử

Bài tập Hóa học lớp 10: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn

Bài tập trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử - Chuyên đề: Phóng xạ

110 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết phần Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn và liên kết hóa học

Chương 1: Nguyên Tử

Bài 1. Cho biết 1u = 1,6605.10-27kg, nguyên tử khối của oxi bằng 15,999. Hãy tính khối lượng của một nguyên tử oxi ra kg.

Bài 2. Cho biết khối lượng nguyên tử của C gấp 11,905 lần khối lượng nguyên tử của hiđro. Hãy tính nguyên tử khối hiđro ra u và gam. Biết rằng nguyên tử khối của C bằng 12.

Bài 3. Kết quả phân tích cho thấy trong phân tử hơi H2O có 88,809% O và 11,191% H theo khối lượng. Biết nguyên tử khối của O là 15,999. Hãy xác định nguyên tử khối của hiđro.

Bài 4. Trong 1,5 kg đồng có bao nhiêu gan electron? Cho biết 1 mol nguyên tử đồng có khối lượng bằng 63,546 gam, một nguyên tử đồng có 29 electron.

Bài 5. Nguyên tử kẽm có bán kính R = 1,35.10-10m, có khối lượng nguyên tử là 65u.

a) Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm. Biết Vhình cầu = 4/3 π.r3.

b) Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân với bán kính r = 2.10-15m.

Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.

Bài 6. Nguyên tử nhôm có bán kính 1,43Å và nguyên tử khối là 27.

Hãy xác định khối lượng riêng khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?

Bài 7. Tính bán kính gần đúng của nguyên tử canxi, biết thể tích của 1 mol canxi bằng 25,87cm3. Biết rằng trong tinh thể các nguyên tử canxi bằng 74% thể tích.

Bài 8. Nếu thực nghiệm nhận rằng nguyên tử Ca, Cu đều có dạng hình cầu, sắp xếp đặt khít bên cạnh nhau thì thể tích chiếm bởi các nguyên tử kim loại chỉ bằng 74% so với toàn thể tích khối tinh thể. Khối lượng riêng ở điều kiện tiêu chuẩn của chúng ở thể rắn tương ứng là 1,55g/cm3; 8,9g/cm3 và nguyên tử khối của canxi là 40,08u, của đồng là 63,546u.

Hãy tính bán kính nguyên tử Ca và nguyên tử Cu.

Bài 9. Giữa bán kính hạt nhân (R) và số khối (A) của nguyên tử có mối liên hệ như sau: R =1,5.10-13.3√A

Hãy tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử.

Bài 10. Cho rằng hạt nhân nguyên tử và chính nguyên tử H có dạng hình cầu. Hạt nhân nguyên tử hiđro có bán kính gần đúng bằng 10-6 nm, bán kính nguyên tử hiđro bằng 0,056 nm.

a) Hãy tính và so sánh thể tích nguyên tử hiđro với thể tích của hạt nhân nguyên tử hiđro.

b) Hãy tính và so sánh khối lượng riêng của hạt nhân vàcủa nguyên tử hiđro.

Bài 11. Cho các nguyên tử có kí hiệu: 8135Br; 3919K; 4018Ar.

Hãy xác định số proton, số nơtron, số electron và điện tích hạt nhân nguyên tử của chúng.

Bài 12. Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (e, p, n) là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22.

a) Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và kí hiệu nguyên tố.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử X và của ion tạo thành từ X.

Bài 13. Tổng số hạt proton, nơtron, electron có trong một loại nguyên tử của, nguyên tố Y là 54, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 1,7 lần.

Hãy xác định số hiệu nguyên tử, số khối và viết kí hiệu nguyên tử X.

Bài 14. Một kim loại M có tổng số khối bằng 54, tổng số hạt p, n, e trong ion M2+ là 78. Vậy nguyên tử kim loại M có kí hiệu nào sau đây?

5424Cr, 5425Mn, 5426Fe, 5427Co.

Bài 15. Biết rằng tổng số các loại hạt (p, n, e) trong nguyên tử R là 40, trong đó hạt không mang điện kém hơn số hạt mang điện là 12. Xác định tên của nguyên tố R và viết kí hiệu nguyên tử R (Biết ZNa = 11, ZMg = 12, ZAl = 13, ZCa = 20, ZK = 19).

Bài 16. Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Hãy xác định số khối nguyên tử của nguyên tố X.

Bài 17. Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố Y là 21.

Hãy xác định thành phần cấu tạo nguyên tử, gọi tên và viết kí hiệu nguyên tố X.

Bài 18. Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố R là 34.

Hãy dựa vào bảng tuần hoàn xác định nguyên tố R.

Bài 19. Nguyên tử của nguyên tổ R có tổng số proton, nơtron, electron bằng 54, số hạt proton gần bằng số hạt nơtron .

Tính Z và A của nguyên tử nguyên tố R.

Bài 20. Cho các nguyên tố X, Y, Z. Tổng số hạt p, n, e trong các nguyên tử lần lượt là 16, 58, 78. Số nơtron trong hạt nhân và số hiệu nguyên tử của mỗi nguyên tố khác nhau không quá 1 đơn vị.

Hãy xác định các nguyên tố và viết kí hiệu các nguyên tố.

Bài 21. Trong phân tử M2X có tổng số hạt (p, n, e) là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 23. Tổng số hạt (p, n, e) trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt.

Viết cấu hình electron của các nguyên tử M và X. Viết công thức phân tử của hợp chất M2X.

Bài 22. Hợp chất Y có công thức MX2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong NX2 là 58.

a) Tìm AM và AX.

b) Xác định công thức phân tử của MX2.

Bài 23. Cho biết tổng số electron trong ion AB32- là 42. Trong các hạt nhân của A cũng như B số proton bằng số nơtron. Xác định số khối của A, B. Biết số khối của A gấp đôi của B.

Bài 24. Có hợp chất MX3 . Cho biết:

- Tổng số hạt p, n, e là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Nguyên tử khối của X kém hơn của M là 8.

- Tổng 3 loại hạt trên trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16.

Hãy xác định nguyên tố M, X?

Bài 25. Trong tự nhiên brom có hai đồng vị bền: chiếm 50,69% số nguyên tử và chiếm 49,31% số nguyên tử.

Hãy tìm nguyên tử khối trung bình của brom.

Bài 26. Đồng có hai đồng vị bền và. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54.

Tính thành phần phần trăm của mỗi đồng vị.

Bài 27. Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Brom có hai đồng vị, biết đồng vị chiếm 54,5%. Hãy xác định nguyên tử khối của đồng vị 2.

Bài 28. Bo trong tự nhiên có hai đồng vị bền: và. Mỗi khi có 760 nguyên tử thì có bao nhiêu nguyên tử đồng vị. Biết AB = 10,81.

Bài 29. Một nguyên tố X có 2 đồng vị với tỉ lệ nguyên tử là. Hạt nhân nguyên tử X có 35 proton. Trong nguyên tử của đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Số nơtron trong nguyên tử đồng vị thứ hai nhiều hơn trong đồng vị thứ nhất là 2 hạt. Tính nguyên tử khối trung bình của X.

Bài 30. Nguyên tố X có 3 đồng vị là X1 chiếm 92,23%, X2 chiếm 4,67% và X3 chiếm 3,10%. Tổng số khối của 3 đồng vị là 87. Số nơtron trong X2 nhiều hơn trong X1 là 1 hạt. Nguyên tử khối trung bình của X là 28,0855.

a) Hãy tìm X1, X2 và X3.

b) Nếu trong X1 có số nơtron bằng số proton. Hãy tìm số nơtron trong nguyên tử của mỗi loại đồng vị

0