15/01/2018, 10:54

39 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý THPT Quốc Gia lần 2

39 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý THPT Quốc Gia lần 2 Bài tập trắc nghiệm môn Địa lý Bài tập trắc nghiệm môn Địa lý VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Địa lý THPT Quốc Gia ...

39 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý THPT Quốc Gia lần 2

Bài tập trắc nghiệm môn Địa lý

VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Địa lý THPT Quốc Gia lần 2, với bộ câu hỏi gồm 39 câu sẽ giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức môn Địa lý để có kỳ thi THPT Quốc Gia tốt nhất. Mời các bạn và thầy cô tham khảo.

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?

A. Vùng trong đê không được phù sa bồi tụ, gồm các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước. Vùng ngoài đê được phù sa bồi hàng năm.

B. Rộng khoảng 15 nghìn km2, cao ở rìa tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.

C. Chịu tác động mạnh của thủy triều.

D. Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ; khai phá từ lâu và biến đổi mạnh.

Câu 2: Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường

A. Rộng 12 hải lý tính từ đường bờ biển trở ra.

B. Bờ biển kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

C. Các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.

nối các điểm dưới biển có độ sâu 200m.

Câu 3: Đây không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.

A. Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

B. Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức.

D. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia.

Câu 4: Xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt?

A. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực, giảm tỷ trọng sản xuất cây rau đậu, cây công nghiệp.

B. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây rau đậu và cây ăn quả.

C. Giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây ăn quả, cây rau đậu và cây công nghiệp.

D. Giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực và cây ăn quả, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây rau đậu và cây công nghiệp.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào sau đây?

A. Đà Nẵng.

B. Bình Thuận.

C. Quảng Ninh.

D. Khánh Hoà.

Câu 6: Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do:

A. Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.

B. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới.

C. Loài người định cư khá sớm.

D. Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.

Câu 7: Cho bảng số liệu sau: 

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP Ở VIỆT NAM

Để thể hiện số dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1991 - 2006, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ kết hợp cột và đường.

D. Biểu đồ đường.

Câu 8: Ngành công nghiệp nào được coi là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước?

A. Luyện kim.

B. Hoá chất.

C. Điện lực.

D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 9: Năng suất lúa cả năm của nước ta tăng mạnh, chủ yếu do?

A. Đẩy mạnh thâm canh.

B. Áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh

C. Đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.

D. Mở rộng diện tích canh tác.

Câu 10: Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì?

A. Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

B. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.

C. Nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ.

D. Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu 11: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2005 VÀ 2015

 Bài tập trắc nghiệm môn Địa lý

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2015 so với năm 2005?

A. Khu vực Nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

B. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng, khu vực ngoài Nhà nước giảm.

C. Khu vực Nhà nước tăng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm

 D. Khu vực ngoài Nhà nước giảm, khu vực Nhà nước tăng.

Câu 12: Cho bảng số liệu sau:

Giá trị GDP phân theo ngành nước ta

(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)

Năm

2005

2013

Nông- lâm – ngư nghiệp

167,4

658,8

Công nghiệp – Xây dựng

348,5

1373,0

Dịch vụ

389,1

1552,5

Tổng số

914,0

3584,3

Từ bảng số liệu trên, cho biết tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng nước ta năm 2013 là:

A. 42,6%.

B. 25%.

C. 19,3%.

D. 38,3%.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm nguồn lao động nước ta?

A. Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao còn thiếu

B. Tỉ lệ lao động có trình độ đại học chiếm cao nhất.

C. Lao động có chuyên môn kĩ thuật tập trung ở các thành phố lớn.

D. Nguồn lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng.

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt của nước ta?

A. Hà Nội, Hải Phòng.

B. Hải Phòng, Đà Nẵng.

C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

D. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 15: Cho biểu đồ:

 

Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?

A. Khu vực doanh nghiệp FDI và khu vực doanh nghiệp nhà nước đều có giá trị xuất khẩu tăng.

B. Tổng giá trị sản xuất hàng dệt may tăng gấp hơn 3 lần giai đoạn 2005-2010.

C. Khu vực doanh nghiệp FDI tăng chậm hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước.

D. Tổng giá trị sản xuất hàng dệt may tăng nhanh và liên tục qua các năm.

Câu 16: Điểm nào sau đây không đúng khi nói khi về biển đông đối khí hậu nước ta?

A. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa đông bắc.

B. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước

C. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn.

D. Biển Đông làm tăng độ ẩm của không khí.

Câu 17: Loại rừng có diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là?

A. Rừng đặc dụng.

B. Rừng trồng.

C. Rừng sản xuất.

D. Rừng phòng hộ.

Câu 18: Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam?

A. Thú có móng vuốt.

B. Thú có lông dày (gấu, chồn ..)

C. Thú lớn (voi, hổ, báo)

D. Trăn, rắn, cá sấu

Câu 19: Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI, ĐOẠN 2005 - 2015

(Đơnvị: nghìn ha)

Năm

2005

2010

2012

2015

Tổng diện tích

2495,1

2808,1

2952,7

2827,3

Cây hàng năm

861,5

797,6

729,9

676,8

Cây lâu năm

1633,6

2010,5

2222,8

2150,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2005 - 2015 theo bảng số liệu trên?

A. Tỉ trọng cây hàng năm ngày càng tăng.

B. Tỉ trọng cây lâu năm nhỏ hơn cây hàng năm.

C. Tỉ trọng diện tích cây lâu năm ngày càng tăng.

D. Tỉ trọng cây hàng năm lớn hơn cây lâu năm.

Câu 20: Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở:

A. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.

B. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.

C. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.

D. Rìa đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

0