15/01/2018, 13:59

Bài tập Hóa học lớp 10: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn

Bài tập Hóa học lớp 10: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn Bài tập Hóa học lớp 10 chương 2 Hóa học 10: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn là tài liệu học tập môn Hóa hay dành cho các bạn luyện ...

Bài tập Hóa học lớp 10: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn

Hóa học 10: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn

 là tài liệu học tập môn Hóa hay dành cho các bạn luyện tập trên lớp cũng như ở nhà, giúp các bạn củng cố kiến thức, học tốt môn Hóa lớp 10. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập Hóa học lớp 10: Nguyên tử

Bài tập Hóa học lớp 10: Liên kết hóa học

Bài tập chương Halogen: Clo và hợp chất của clo

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 - Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Định luật tuần hoàn

Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,224 lít khí hiđro ở đktc. X và Y là những nguyên tố hóa học nào sau đây?

A. Na và K.             B. Li và Na.              C. K và Rb.                 D. Rb và Cs.

Câu 2. Những đặc trưng nào sau đây của đơn chất, nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?

A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.                B. Tỉ khối.

C. Số lớp electron.                                        D. Số electron lớp ngoài cùng.

Câu 3. Các nguyên tố thuộc dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân?

A. Fe, Ni, Co.          B. Br, Cl, I.                C. C, N, O.                 D. O, Se, S.

Câu 4. Dãy nguyên tố có các số hiệu nguyên tử sau đây chỉ gồm các nguyên tố d?

A. 11, 14, 22.          B. 24, 39, 74.             C. 13, 33, 54.             D. 19, 32, 51.

Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất?

A. Nitơ (Z = 7)        B. Photpho (Z = 15)    C. Asen (Z = 33)          D. Bitmut (Z = 83)

Câu 6. Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần?

A. I, Br, Cl, P          B. C, N, O, F.             C. Na, Mg, Al, Si         D. O, S, Se, Te.

Câu 7. Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA: Mg – Ca – Sr – Ba. Từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều nào sau đây?

A. Tăng dần            B. giảm dần                C. tăng rồi giảm            D. giảm rồi tăng

Câu 8. Cho dãy các nguyên tố hoá học nhóm VA: N – P – As – Sb – Bi. Từ N đến Bi, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều:

A. tăng dần             B. giảm dần                 C. tăng rồi giảm            D. giảm rồi tăng

Câu 9. Cho các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Trong số các nguyên tố trên, nguyên tố có năng lượng ion hoá thứ nhất nhỏ nhất là

A. Li (Z = 3)            B. Na (Z = 11)               C. Rb (Z = 37)              D. Cs (Z = 55)

Câu 10. Biến thiên tính chất bazơ của các hiđroxit nhóm IA theo chiều tăng của số thứ tự là

A. tăng                   B. giảm                        C. không thay đổi         D. giảm sau đó tăng

Câu 11. Nhiệt độ sôi của các đơn chất của các nguyên tố nhóm VIIA: F2, Cl2, Br2, I2 theo chiều tăng số thứ tự là

A. tăng                   B. giảm                        C. không thay đổi           D. giảm sau đó tăng

Câu 12. Trong 20 nguyên tố hoá học đầu tiên trong bảng tuần hoàn, số nguyên tố có nguyên tử với 2 electron độc thân ở trạng thái cơ bản là

A. 1                        B. 3                             C. 2                               D. 4.

Câu 13. Độ âm điện của dãy nguyên tố: Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), P (Z = 15), Cl (Z = 17) biến đổi theo chiều nào sau đây?

A. Tăng.                 B. Giảm.                      C. Không thay đổi.           D. Vừa giảm vừa tăng.

Câu 14. Tính chất bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào sau đây?

A. Tăng.                 B. Giảm.                      C. Không thay đổi.           D. Vừa giảm vừa tăng.

Câu 15. Tính chất axit của dãy các hiđroxit: H2SiO3, H2SO4, HClO4 biến đổi theo chiều nào sau đây?

A. Tăng.                B. Giảm.                       C. Không thay đổi.           D. Vừa giảm vừa tăng.

(Còn tiếp)

0