15/01/2018, 13:58

Chính tả lớp 3: Nghe - viết: Chiều trên sông Hương

Chính tả lớp 3: Nghe - viết: Chiều trên sông Hương Giải bài tập SGK Tiếng Việt 3 trang 96 Soạn bài: Chính tả: Nghe - viết: Chiều trên sông Hương là lời giải phần Chính tả nghe - viết SGK Tiếng Việt 3 ...

Chính tả lớp 3: Nghe - viết: Chiều trên sông Hương

Soạn bài: Chính tả: Nghe - viết: Chiều trên sông Hương

là lời giải phần Chính tả nghe - viết SGK Tiếng Việt 3 trang 96 với lời giải chi tiết giúp các em học sinh luyện kỹ năng nghe - viết chính tả. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Câu 1 (trang 96 sgk Tiếng Việt 3 tập 1):

Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong vẻ yên tĩnh lạ lùng,...

Phía bên sông, xóm cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.

Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường

– Bài chính tả có mấy câu?

– Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?

Trả lời:

– Bài chính tả có ba câu.

– Chữ Chiều ở I đầu đề phải viết hoa. Các chữ Cuối, Phía, Đâu phải viết hoa vì chúng đứng ở đầu câu. Chữ Hương, cồn Hến, Huế (và cả tên tác giả – nếu có viết) đều phải viết hoa vì đó là những tên riêng.

Câu 2 (trang 96 sgk Tiếng Việt 3 tập 1): Điền vào chỗ trống oc hay ooc?

Con s.., mặc quần s..., cần cẩu m... hàng, kéo xe Tơ-....

Trả lời:

Con sóc, mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe Tơ-moóc.

Câu 3 (trang 96 sgk Tiếng Việt 3 tập 1): Viết lời giải các câu đố sau:

a) Để nguyên - giúp bác nhà nông

Thêm huyền - ấm miệng cụ ông cụ bà

Thêm sắc - từ lúa sinh ra

Đố bạn đoán đọc đó là chữ chi?

b) Quen gọi là hạt

Chẳng nở thành cây

Nhà cao nhà đẹp

Dùng tôi để xây

Trả lời:

a) Đó là các chữ: trâu – trầu – trấu

b) Đó là hạt cát

>> Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 3: Cảnh đẹp non sông 

0